Dưa Chuột Giảm Giá

Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg.
Thời điểm hiện nay, người trồng dưa chuột trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào chính vụ thu hoạch.
Tuy nhiên, hiện giá dưa chuột giảm xuống một nửa so với đầu vụ. Ở Lạng Sơn, cây dưa chuột được trồng chủ yếu ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bắc Sơn, Văn Lãng, Hữu Lũng với diện tích khoảng 50 ha.
Dưa chuột là loại cây trồng rất đơn giản, ít bệnh tật và ưa khí hậu ấm áp, chất đất phù sa hoặc cát pha. Thời gian sinh trưởng của cây ngắn, sau khi trồng khoảng 40 ngày sẽ cho thu hoạch.
Vốn chi phí đầu tư thấp, hiệu quả thu lại cao. Mỗi năm, dưa chuột có thể trồng được 3 – 4 vụ. Trung bình trồng 1 sào (360m2) cho thu hoạch từ 1,3 – 1,5 tấn quả.
Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg khiến người dân rất vui mừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg, với mức giá này sau khi trừ chi phí người dân chỉ còn lãi từ 2,5 – 3,5 triệu đ/sào/vụ.
Theo những người trồng dưa chuột ở Lạng Sơn, nguyên nhân khiến giá dưa chuột giảm mạnh như hiện nay là do những năm trước giá dưa chuột luôn bán được giá cao, ổn định nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Ngoài ra, do hiện nay đang là thời điểm chính vụ nên mỗi ngày có hàng trăm tấn quả dưa chuột bán ra thị trường làm cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm

Chuyện cây hồ tiêu bị trộm hái trái non, phá vườn cây chưa làm người dân huyện Chư Pưh hết buồn, thì những ngày qua nhiều vườn tiêu tại huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) bỗng nhiên đổ bệnh, rụng lá chết dần.

Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.

Cơn lũ lịch sử vào giữa tháng 11 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Hiện nay, người chăn nuôi đang tìm cách vượt qua khó khăn, nỗ lực khôi phục chăn nuôi để kịp có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Giáp Ngọ 2014 sắp đến.

Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.