Dưa Chuột Giảm Giá

Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg.
Thời điểm hiện nay, người trồng dưa chuột trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào chính vụ thu hoạch.
Tuy nhiên, hiện giá dưa chuột giảm xuống một nửa so với đầu vụ. Ở Lạng Sơn, cây dưa chuột được trồng chủ yếu ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bắc Sơn, Văn Lãng, Hữu Lũng với diện tích khoảng 50 ha.
Dưa chuột là loại cây trồng rất đơn giản, ít bệnh tật và ưa khí hậu ấm áp, chất đất phù sa hoặc cát pha. Thời gian sinh trưởng của cây ngắn, sau khi trồng khoảng 40 ngày sẽ cho thu hoạch.
Vốn chi phí đầu tư thấp, hiệu quả thu lại cao. Mỗi năm, dưa chuột có thể trồng được 3 – 4 vụ. Trung bình trồng 1 sào (360m2) cho thu hoạch từ 1,3 – 1,5 tấn quả.
Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg khiến người dân rất vui mừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg, với mức giá này sau khi trừ chi phí người dân chỉ còn lãi từ 2,5 – 3,5 triệu đ/sào/vụ.
Theo những người trồng dưa chuột ở Lạng Sơn, nguyên nhân khiến giá dưa chuột giảm mạnh như hiện nay là do những năm trước giá dưa chuột luôn bán được giá cao, ổn định nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Ngoài ra, do hiện nay đang là thời điểm chính vụ nên mỗi ngày có hàng trăm tấn quả dưa chuột bán ra thị trường làm cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.