Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây
Ngày đăng: 03/12/2014

Cùng với cây mắc ca, huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng đã triển khai mô hình thí điểm nuôi cá tầm. Đây là mô hình đầu tiên của Quảng Ngãi với vật nuôi này.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Được biết sau một thời gian tìm hiểu, đánh giá và so sánh khá kỹ nguồn nước, điều kiện khí hậu của địa phương..., chính quyền Sơn Tây đã quyết định triển khai mô hình nuôi cá tầm, với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Theo đó trên diện tích ao nuôi thí điểm 100m2 ở chân núi Mang He, Trạm Khuyến nông huyện thả khoảng 500 con cá tầm giống, với trọng lượng 70g/con, do Công ty liên doanh Việt-Nga có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh cung cấp. Sau khi thả vài ngày thì có khoảng 3-5 con bị chết vì vận chuyển xa, còn lại đến nay số còn lại phát triển rất tốt.

Ông Quí cho biết: So với số tỉnh lân cận đã nuôi thì Sơn Tây được các chuyên gia Nga đánh giá cao hơn về điều kiện khí hậu để nuôi cá tầm. Đặc biệt là nguồn nước, một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến vật nuôi này. Bởi lẽ, ngoài chưa bao giờ bị cạn kiệt, nhiệt độ nước duy trì trong hồ nuôi được đưa về từ suối Mang He ở mọi thời điểm trong năm luôn nằm mức lý tưởng nhất là 18-23 độ.

Theo tính toán, với những ưu điểm này, chỉ trong thời gian nuôi khoảng 8 tháng, cá tầm sẽ đạt trọng lượng từ 2,5-3kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí thì ước tính lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Theo ông Quí, sở dĩ chọn vật nuôi này là bởi nhu cầu tiêu thụ cá tầm trên thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, cá ít bệnh và kỹ thuật nuôi không quá khó. Còn nguồn thức ăn là những thứ bán sẵn trên thị trường địa phương như cám tổng hợp, cá vụn và có thể tự làm tại chỗ như trùn quế... Việc đầu tư chỉ tốn kém ở lần đầu (đào hồ nuôi), còn sau đó rất ít. “Sau khi mô hình nuôi cá tầm có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai, nhân rộng cho người dân” - ông Quí cho biết.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/ngon-sach-la/dua-ca-tam-len-huyen-mien-nui-son-tay-508745.html


Có thể bạn quan tâm

Kiếm 6 tỷ mỗi năm từ cam Vinh, bưởi Diễn và chăn nuôi Kiếm 6 tỷ mỗi năm từ cam Vinh, bưởi Diễn và chăn nuôi

Vượt thử thách dịch bệnh tấn công đàn lợn, cam bưởi càng chăm càng còi cọc, sau gần 10 năm bám trụ trang trại, anh Nguyễn Chí Tám (Thanh Hóa) có cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng.

02/05/2015
Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc

Ngày 24/4/2015, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Tổng Cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2015 các tỉnh phía Bắc gồm 11 tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.

02/05/2015
Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi

Để có thể làm giàu và đổi đời được với nghề nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp thật không hề dễ dàng như nhiều người hằng mơ ước, nhưng cũng không hẳn quá khó khăn đến nỗi không thể vươn tới. Bằng chứng là trong số hàng vạn người nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng, đã có không ít người thành công. Vì sao họ có thể thành công như thế?.

02/05/2015
Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;

02/05/2015
Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.

02/05/2015