Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay. Tuy sống ở vùng núi cao quanh năm mây phủ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng người Dao ở bản Nà Màu chịu thương, chịu khó biết làm ruộng bậc thang mỗi năm cho cấy một vụ lúa mùa có thóc ăn quanh năm, biết trồng cây chè bán lấy tiền sắm vật dụng cho sinh hoạt và 5 năm trở lại đây biết trồng thảo quả dưới tán rừng để thoát nghèo... đã không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, chuyện anh Đặng Văn Chạy, người Dao ở bản đặc biệt khó khăn Nà Màu(xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) bạt sườn núi, khênh đá xây ao rồi đưa cá hồi về nuôi trên đỉnh Tây Côn Lĩnh cho đến nay quả là "chưa bình thường".
Từng trải qua quân ngũ trở về bản, anh Chạy biết chữ và thường xuyên nghe đài, xem ti vi, đọc báo nên biết ở Sa Pa (Lào Cai) nhiều người nuôi cá hồi cho thu nhập cao. Sau nhiều ngày suy nghĩ anh thấy bản mình cũng có những điều kiện như những nơi đã nuôi cá hồi như: Nước trong, quanh năm mát lạnh. Thế là anh đi xe máy sang Sa Pa tìm đến những điểm nuôi cá hồi tìm hiểu và học, hỏi. Trở về anh đã vận động cả nhà và nhờ anh em trong bản cùng anh bạt đất núi ven suối, khênh, vần đá xếp làm làm ao.
Do độ đốc lớn, khó làm ao to, anh đã tự nghĩ làm ao theo kiểu như làm ruộng bậc thang. Dựa vào sườn núi, anh cho làm xong ao bậc cao rồi mới làm tiếp các ao bậc thấp kế tiếp. Có ao rồi, anh tập trung vốn có từ trước, bán thêm trâu lấy tiền sang Sa Pa mua giống cá hồi về nuôi. Trên 500 con cá hồi giống được anh đưa từ Sa Pa về thả trong ao. Như đáp lại tấm lòng người nuôi, lũ cá khi anh Đặng Chạy mua về mới có trọng lượng 200 đến gần 300g được sống trong nguồn nước trong mát, lại được cho ăn đầy đủ đã lớn nhanh, chỉ sau hơn 6 tháng đã có trọng lượng gần và hơn 1kg.
Nhưng niềm vui chưa kịp đến với người nuôi cá thì “ông trời” đổ trận mưa to gây lũ và cuốn đi tất cả và những cái ao bậc thang đẹp như tranh giờ chỉ là vạt đất nham nhở. Không nản, anh Chạy biết tìm cách chống lại “ông trời”. Những cái ao lại được anh và người nhà, người trong bản cần cù xây dựng lại. Những ao này được xây cách xa suối nước và được xây bờ bằng đã gắn xi măng, nguồn nước nuôi cá được lấy từ mương dẫn về. Với cách này mỗi khi mưa anh Chạy chỉ cần ngắt nước vào ao là tránh được nước lũ. Đầu năm 2010, anh lại đi mua trên 1.000 con cá giống về nuôi.
Chỉ sau hơn 8 tháng nuôi, cá đã có trọng lượng từ 1,2 kg đến gần 1,5 kg. Theo thời giá hiện nay mỗi kg cá hồi bán giao cho các nhà hàng có giá từ 450.000 đ đến 500.000 thì ao cá nhà anh Đặng Văn Chạy cho thu không ít. Anh Đặng Văn Chạy cho biết khi xuất bán hết số cá này, có vốn anh sẽ mở rộng thêm nhiều ao. Nhìn cách làm ăn của anh Đặng Chạy nhiều nhà trong bản đã học làm theo, họ đã đào sẵn ao và nhờ anh Chạy đi mua giúp giống cá về nuôi. Những bản người Dao khác sống ven sườn núi Tây Côn Lĩnh như: Nà Tạu, Mầu Phìn, Xà Phìn...cũng đã đến xem anh Chạy nuôi cá hồi và về cũng đã đào ao để nuôi cá hồi.
Anh Đặng Chạy nói: Mình sẽ giúp bà con người Dao ven núi này cách nuôi cá hồi đúng kỹ thuật, có thu nhập và mình hy vọng sau này những bản người Dao này sẽ là vùng cung cấp cá hồi cho thị trường. Theo mình đây cũng là một cách làm giàu bền vững ở vùng cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/10, Ban Quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển về sự phát triển bền vững phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo thông tin tuyên truyền mở rộng vùng GAP năm 2016 – 2017 tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có bước phát triển mạnh là nhờ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản khá ổn định, trong đó tàu thuyền khai thác biển 385 chiếc (có 10 chiếc đánh bắt xa bờ).

Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.

Tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lồng bát quái, lồng xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới.