Đưa bắp lai giống mới, chịu hạn vào sản xuất

Hiệu quả của mô hình bắp lai giống mới chịu hạn DK6919.
Thực trạng
Mỹ Thạnh là xã vùng cao.
Toàn xã có 212 hộ với 841 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Rai.
Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, sản phẩm làm ra không đủ nhu cầu tiêu dùng.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông hộ còn hạn chế.
Toàn xã có diện tích sản xuất lúa 1 vụ/năm, hoàn toàn dựa vào nước trời là 14,5 ha, năng suất đạt 40 - 45 tạ/ha, cây bắp lai 232,2 ha sản xuất 1 vụ/năm thuộc vùng đất rẫy...
Do vậy, thu nhập trên diện tích canh tác không cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Bằng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông Hàm Thuận Nam cùng chính quyền địa phương xã Mỹ Thạnh đã triển khai mô hình “Phát triển cây bắp lai giống mới”, với quy mô 4,7 ha.
Hiệu quả
Theo ông Nguyễn Văn Hiến, chuyên viên phụ trách mô hình (Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư), giống bắp thực hiện mô hình là DK6919 (thuộc Công ty CP Giống cây trồng miền Nam).
Đây là giống bắp lai, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận.
Với đặc tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, chịu trồng dày ở mật độ 72.000 - 74.000 cây/ha.
Đặc biệt, cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nên rất thích hợp để thâm canh, tăng vụ.
Mô hình thu hút 9 hộ nghèo trên địa bàn thôn 1, với quy mô mỗi hộ khoảng 0,5 ha.
Trong đó, có hộ bà Nguyễn Thị Lài, Nguyễn Thị Đâm, Mang Thị Ở, Lê Thị Mai và ông Huỳnh Văn Nung...
là những người rất hăng hái, nhiệt tình với mô hình này.
Kết quả sau 112 ngày xuống giống, bình quân mỗi hộ tham gia mô hình đạt năng suất thấp nhất 75,7 tạ/ha; hộ đạt năng suất cao nhất 94 tạ/ha, nhờ gieo hàng kép, mật độ 72.000 cây/ha.
Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, tổng chi phí làm vụ bắp giống mới khoảng 22 triệu đồng/ha/vụ, tổng thu nhập đạt 31,5 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình đạt 9,5 triệu đồng/ha/vụ.
Đánh giá về mô hình, ông Nguyễn Văn Hiến cho biết, các hộ đã nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh cây bắp lai nên đã đạt hiệu quả bước đầu, cây bắp lai phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
Mô hình hứa hẹn tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào xã Mỹ Thạnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Thủy sản vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa là 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại nghị định cá tra.

Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.
Những ngày qua, giá hành tím tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bắt đầu tăng trở lại hơn gấp 5 lần so với trước khi “giải cứu”. Đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao.

Ngày 21/5, tiếp tục chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị xúc tiến xuất khẩu (XK) vải thiều tại tỉnh Lạng Sơn nhằm tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa tiêu thụ vải thiều.

Chỉ còn gần một tháng nữa Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Rút kinh nghiệm từ bài học của dưa hấu, hành tím..., vụ vải năm 2015, Bắc Giang đã chuẩn bị rất sớm, chủ động kết nối tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu vải giá cao vào các thị trường khó tính.