Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dư cái ăn nhờ cho hợp tác xã thuê đất trồng hoa

Dư cái ăn nhờ cho hợp tác xã thuê đất trồng hoa
Ngày đăng: 28/10/2015

Đó là cách để người nông dân chịu “nhả ruộng”, mà ông Đỗ Duy Thưởng - Chủ nhiệm HTX hoa Hà Duy Thưởng, xã Chiềng Xôm, TP.

Sơn La (Sơn La) đã áp dụng từ 15 năm nay.

Nhờ thế, ông đã gom được tới 40ha đất để trồng hoa.

Thay áo mới nhờ góp đất

Đợt lũ vừa qua, HTX hoa Hà Duy Thưởng đã bị thiệt hại nặng nề, 10ha hoa của bà con đã bị lũ cuốn trôi thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Từ khi trồng hoa ở xã Chiềng Xôm đến nay, ông Thưởng mới gặp thiệt hại lớn đến vậy.

Vượt qua gian khó, sau 2 tháng diện tích này đã được khôi phục.

Hoa hồng đã lại nở trên cánh đồng Chiềng Xôm.

“Thiên nhiên có lúc thế này, thế khác, nhưng mục tiêu trồng hoa của HTX là chưa bao giờ thay đổi.

Từ vài hộ tham gia trồng hoa ban đầu, đến giờ chúng tôi đã trồng được 40ha hoa, với trên 40 hộ xã viên tham gia.

Mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng”, ông Thưởng chia sẻ.

Người buôn hoa đến tận vườn nhà ông Thưởng cất hàng.

Sự quyết tâm của ông Thưởng đã gặt hái quả ngọt.

Công sức, tiền của gieo trên cánh đồng Chiềng Xôm đã mang lại những bông hoa hồng tô thắm thêm vẻ đẹp cho đất trời Tây Bắc.

Nhớ lại những năm đầu lên vùng đất này lập nghiệp, ông Thưởng chưa hết bàng hoàng.

Ý tưởng trồng hoa trên cánh đồng lúa Chiềng Xôm của ông khi đó được cho là điên rồ.

Ông vào các bản đặt vấn đề thuê đất, ai cũng không tin vì có đời thủa nhà ai “không cấy, không phải chăm sóc gì, chỉ việc cho thuê đất mà thu nhập còn cao hơn cả làm”.

Bà con nghi ngờ, cán bộ bản cũng cảm thấy lạ.

Ông Thưởng phải trổ hết tài năng để thuyết khách mà không thuê được đất.

Ngày đó, ông Thưởng vào bản đi mòn cả dép mới thuyết phục được các trưởng bản đồng ý cho thuế đất.

Để họ tin tưởng, ông ứng tiền thuê ruộng trước một năm.

Bà con cứ tiêu “tẹt” đi, còn ruộng để cho ông Thưởng trồng hoa.

Ông Thưởng đã thành công khi trồng hoa ly công nghệ cao.

Ông Quàng Văn Phóng, trưởng bản Hụm đến giờ mới tin rằng, cái “quyết định” giao đất cho ông Thưởng là đúng đắn.

Ông Phóng kể, bao năm bà con bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương mới kiếm được hạt thóc, củ khoai trên cánh đồng Chiềng Xôm.

Từ ngày ông Thưởng muốn thuê lại đất, cuộc sống của bà con đã sang một trang mới.

Hiện giá thuê đất là 120 triệu đồng/1ha mỗi năm.

Bà con không phải làm ruộng vẫn có thừa thóc ăn.

Ngày ngày bà con còn đi làm thuê cho ông Thưởng.

Mỗi tháng thu nhập thêm được mấy triệu đồng.

“Ông Thưởng đã kéo cả cái bản này thoát khỏi đói nghèo.

Giờ bà con còn là công nhân cho HTX nữa.

Sự đổi thay ở bản Thái mà ít nơi nào có được”, ông Phóng không giấu được niềm vui trước sự đổi mới của quê hương.

Nông dân không cần “suy nghĩ trên chính luống cày”

Le-nin đã từng nói: “Hãy để người nông dân suy nghĩ trên chính luống cày của mình”.

Câu nói đó giờ cũng không sai, vấn đề là để nông dân nào suy nghĩ và suy nghĩ cái gì.

Ứng với trường hợp của ông Thưởng, có thể thấy việc bà con để ông “suy nghĩ” hộ cách làm ăn là hoàn toàn chính xác.

Ông Lò Văn Mừng - Trưởng bản Tông (xã Chiềng Xôm) cho biết: “Nếu cứ để cả trăm hộ dân cùng làm ăn trên có 10-20ha đất, thì đến ăn còn chẳng đủ chứ đừng nói đến việc có tiền công.

Tâm lý của bà con là không muốn bán hẳn đất của mình đi và ông Thưởng đã thành công trong việc cân bằng lợi ích các bên”.

Ngay nhà ông Mừng cũng đang góp vài sào đất để ông Thưởng trồng hoa, ngoài việc được ông trả tiền thuê đất, vợ con ông còn được nhận vào làm công việc cắt và bó hoa, mỗi ngày làm như thế cũng được ông Thưởng trả công đến cả vài trăm nghìn đồng.

Giờ đây, bà con coi ông Thưởng là “người đổi mới” vì đã giúp họ có được cuộc sống đủ đầy.

HTX hoa tươi Hà Huy Thưởng làm ăn ngày một khấm khá.

Cũng trên thửa ruộng đó, cũng trên diện tích đó mà thu nhập của bà con nông dân cao gấp 3-4 lần.

Riêng việc trồng hoa của ông Thưởng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 15-20 lần so với trồng lúa.

Sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của ông Thưởng đã mang lại sự đổi thay không nhỏ về tư duy làm kinh tế ở xã Chiềng Xôm.

Cánh đồng Chiềng Xôm giờ được coi là vựa hoa của đất Sơn La.

Ngôi nhà sàn trị giá cả 2 tỷ đồng của ông Thưởng vừa hoàn thành.

Ngôi bên ngôi nhà rộng thênh thang, mát rượi ngắm vườn hoa hồng dài ngút tầm mắt mà ông Thưởng thấy lòng mình thật nhẹ nhàng.

20 năm gắn bó với đất Tây Bắc, ông từng trải qua bao gian khó, vượt qua bao định kiến, ông mới gây dựng được sự nghiệp vững chắc như ngày hôm nay.

“Bà con trồng lúa chỉ có thu nhập trên 20 triệu đồng/ha, nhưng tôi trả 90 triệu đồng/ha, tạo điều kiện cho có thêm thu nhập cho bà con với công việc làm ổn định,” ông Thưởng chia sẻ.

 Dám nghĩ, dám làm, Hợp tác xã Hà Duy Thưởng đã mạnh dạn vận động xã viên, nông dân chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang chuyên canh trồng hoa chất lượng cao.

Ông Thưởng thường nói với bà con nông dân người Thái nơi đây, đất không phụ công người.

Mồ hôi, công sức của bà con đã tạo nên cánh đồng tiền tỷ nơi Tây Bắc này là minh chứng rõ nhất cho nhận định đó.

Giờ đây, hoa hồng Chiềng Xôm được ông Thưởng “xuất” đi nhiều tỉnh thành của miền Bắc.

Năm 2014, lão thu được cả chục tỷ đồng, các “cổ đông” của HTX cũng đều ăn nên làm ra, có nhà cũng thu được cả tỷ đồng.

Giá bán hoa dao động từ 1.500 – 7.000 đồng/bông hoa hồng.

Như vậy mỗi ha hoa mà làm tốt thu được cả tỷ đồng.

Vui hơn cả là HTX thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 300 lao động.

Hợp tác xã Hà Duy Thưởng thành lập năm 2000, có địa bàn hoạt động tại xã Chiêng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. 

Hợp tác xã hiện có gần 100 xã viên chủ yếu là nông dân trên địa bàn, chuyên trồng hoa chất lượng cao và trồng được 40ha hoa hồng và các loại hoa khác.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

15/06/2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

15/06/2013
Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

15/06/2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

15/06/2013
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

15/06/2013