Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ khởi sắc những tháng cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tháng 8 vừa qua đạt hơn 60 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu tính chung cả 8 tháng năm 2015, xuất khẩu tôm chỉ đạt 373 triệu USD, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm là do áp lực cạnh tranh về giá, cùng với nguồn cung dồi dào từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.
VASEP cũng cho biết, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, là tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm của Việt Nam, giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Theo đó, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn. Ngoài ra, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi có hiệu lực cũng sẽ đem lại cơ hội lớn cho tôm Việt Nam.
Tuy nhiên, tham gia Hiệp định đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến cáo, do tôm sú là món thủy sản ưa thích của người Mỹ, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên có chiến lược xuất khẩu phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
Theo đó, các doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh. Bên cạnh đó, tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.