Dự Báo Xuất Khẩu Gạo Có Nhiều Chuyển Biến Tích Cực Vào Những Tháng Cuối Năm

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).
Dự kiến số gạo này sẽ giao từ tháng 10 - 12/2014. Như vậy, số lượng hợp đồng chưa được thực hiện vẫn còn nhiều, chủ yếu Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia... Cân đối nguồn cung sản xuất trong nước, dự kiến cả năm Việt Nam xuất khẩu đạt 6,3 triệu tấn gạo (không bao gồm lượng gạo xuất qua biên giới).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tháng 8 lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký của cả nước khoảng 6 triệu tấn. Trong đó thực hiện xuất khẩu đến ngày 18/9/2014 đạt 4,453 triệu tấn, tương đương 1,916 tỷ USD (FOB).
Thị trường gạo thế giới đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á, kết hợp với nguồn cung cấp hạn chế vào thời gian giáp vụ mùa nên giữ giá thị trường ổn định ở mức cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ quyết định xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm. Cụ thể: Philippines có nhu cầu nhập 500.000 tấn trong những tháng cuối năm (hiện tại đã nhập của Thái Lan 300.000 tấn, Việt Nam 200.000 tấn và có nhu cầu nhập thêm cho đầu năm sau); Indonesia có nhu cầu nhập khẩu từ 400.000 - 500.000 tấn từ nay đến cuối năm (tuần trước vừa thỏa thuận nhập khẩu 200.000 tấn của Việt Nam); Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau;
Châu Phi đang gặp vấn đề nghiêm trọng đối với virus Ebola làm ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại gạo với khu vực này; Trung Quốc là ẩn số cho nhu cầu từ nay đến cuối năm, sau khi đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua biên giới...
Mặc dù hiện tại giá lúa, gạo trong nước đã giảm nhẹ nhưng dự báo sẽ tăng vào thời điểm giáp hạt vì vụ hè thu cơ bản đã thu hoạch xong, nguồn cung cấp không còn nhiều và mức tồn kho thấp trong khi nhu cầu xuất khẩu cho các tháng cuối năm tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.