Dự Báo Xuất Khẩu Gạo Có Nhiều Chuyển Biến Tích Cực Vào Những Tháng Cuối Năm

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).
Dự kiến số gạo này sẽ giao từ tháng 10 - 12/2014. Như vậy, số lượng hợp đồng chưa được thực hiện vẫn còn nhiều, chủ yếu Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia... Cân đối nguồn cung sản xuất trong nước, dự kiến cả năm Việt Nam xuất khẩu đạt 6,3 triệu tấn gạo (không bao gồm lượng gạo xuất qua biên giới).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tháng 8 lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký của cả nước khoảng 6 triệu tấn. Trong đó thực hiện xuất khẩu đến ngày 18/9/2014 đạt 4,453 triệu tấn, tương đương 1,916 tỷ USD (FOB).
Thị trường gạo thế giới đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á, kết hợp với nguồn cung cấp hạn chế vào thời gian giáp vụ mùa nên giữ giá thị trường ổn định ở mức cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ quyết định xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm. Cụ thể: Philippines có nhu cầu nhập 500.000 tấn trong những tháng cuối năm (hiện tại đã nhập của Thái Lan 300.000 tấn, Việt Nam 200.000 tấn và có nhu cầu nhập thêm cho đầu năm sau); Indonesia có nhu cầu nhập khẩu từ 400.000 - 500.000 tấn từ nay đến cuối năm (tuần trước vừa thỏa thuận nhập khẩu 200.000 tấn của Việt Nam); Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau;
Châu Phi đang gặp vấn đề nghiêm trọng đối với virus Ebola làm ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại gạo với khu vực này; Trung Quốc là ẩn số cho nhu cầu từ nay đến cuối năm, sau khi đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua biên giới...
Mặc dù hiện tại giá lúa, gạo trong nước đã giảm nhẹ nhưng dự báo sẽ tăng vào thời điểm giáp hạt vì vụ hè thu cơ bản đã thu hoạch xong, nguồn cung cấp không còn nhiều và mức tồn kho thấp trong khi nhu cầu xuất khẩu cho các tháng cuối năm tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.