Dự Báo Sản Lượng Cà Phê Vụ 2013 - 2014 Sụt Giảm Mạnh Ở Tây Nguyên

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê. Nhiều diện tích cà phê trong vùng phải đối mặt với bệnh rệp sáp hại hoa, bệnh rỉ sắt, khô cành trên diện rộng. Trước đó, quãng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, tình trạng hạn hán nặng kéo dài, không đủ nước tưới cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của quả cà phê. Đây là lý do chính khiến sản lượng cà phê trong kỳ thu hoạch cuối năm nay sẽ sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân khác khiến sản lượng cà phê sẽ giảm là do diện tích cây cà phê đang già cỗi. Số liệu thống kê tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng cho thấy, diện tích cà phê có tuổi đời trên 20 năm hiện chiếm trên 30% tổng diện tích; cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha). Sản lượng cà phê sụt giảm sẽ kéo lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2013 giảm theo; dự kiến sẽ chỉ ở mức 1,1 triệu tấn, giảm 600.000 tấn so với năm ngoái.
Đến nay, khu vực Tây Nguyên có 70% diện tích trong tổng số 500.000 ha cà phê thiếu nước tưới, trong đó có tới 55.000 ha thường xuyên bị khô hạn nặng.
Có thể bạn quan tâm

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Xuất Khẩu nông sản sang UAE tăng do tình hình kinh tế năm 2014 của UAE tiếp tục tăng trưởng ổn định từ 4,4- 4,7% khiến nhu cầu tiêu dùng tăng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thực phẩm, trong đó có triển lãm SIAL ME và Gulf Food.