Dự Báo Sản Lượng Cà Phê Vụ 2013 - 2014 Sụt Giảm Mạnh Ở Tây Nguyên

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê. Nhiều diện tích cà phê trong vùng phải đối mặt với bệnh rệp sáp hại hoa, bệnh rỉ sắt, khô cành trên diện rộng. Trước đó, quãng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, tình trạng hạn hán nặng kéo dài, không đủ nước tưới cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của quả cà phê. Đây là lý do chính khiến sản lượng cà phê trong kỳ thu hoạch cuối năm nay sẽ sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân khác khiến sản lượng cà phê sẽ giảm là do diện tích cây cà phê đang già cỗi. Số liệu thống kê tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng cho thấy, diện tích cà phê có tuổi đời trên 20 năm hiện chiếm trên 30% tổng diện tích; cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha). Sản lượng cà phê sụt giảm sẽ kéo lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2013 giảm theo; dự kiến sẽ chỉ ở mức 1,1 triệu tấn, giảm 600.000 tấn so với năm ngoái.
Đến nay, khu vực Tây Nguyên có 70% diện tích trong tổng số 500.000 ha cà phê thiếu nước tưới, trong đó có tới 55.000 ha thường xuyên bị khô hạn nặng.
Có thể bạn quan tâm

Đang mùa thu hoạch rộ và nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp nên giá dâu bòn bon đã giảm xuống ở mức rất thấp, nhiều nhà vườn gặp khó trong tiêu thụ.

Trong lúc hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang rớt giá thê thảm thì hàng trăm hộ nông dân trồng khóm Tắc Cậu ở ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành (Kiên Giang) lại trúng mùa và bán được giá cao

Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.

Tiếp sau hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ùn ứ trên 50.000 tấn, phải nhờ đến sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể “giải cứu”, đến nay, các hộ trồng ổi trên địa bàn huyện Kế Sách cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi cả ngàn hécta ổi phải bỏ trắng vườn.

100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.