Dự báo sản lượng cà phê giảm 20%
Nguyên nhân giảm do diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng trong khi việc thực hiện tái canh chậm; hạn hán xảy ra trên diện rộng và kéo dài khiến nhiều vườn cây xa nguồn nước bị khô héo, giảm năng suất… Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa, nếu không có giải pháp hỗ trợ tái canh hợp lý, năng suất cà phê sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những năm tới.
Theo dự đoán của người trồng cà phê ở Đắk Lắk, sản lượng niên vụ 2015 - 2016 cũng giảm khoảng 15 – 20% so với niên vụ trước. Hiện tại quả cà phê bước vào giai đoạn chắc hạt, bà con nông dân đang tập trung bón phân, chăm sóc để tăng kích thước, trọng lượng hạt cà phê, hạn chế tình trạng rụng quả non…
Có thể bạn quan tâm

Giữa lúc vụ lúa Hè Thu đang “khởi động” ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL, giá lúa IR50404 nhích lên khá cao, thậm chí xấp xỉ giá một số giống lúa dài (thấp hơn lúa dài chỉ khoảng 300 đ/kg).

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.

Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.

Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so thời điểm hiện tại.

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.