Dự báo một mùa tiêu không vui

Tuy nhiên với điều kiện thời tiết bất thường kể từ đầu mùa mưa đến nay, dự báo diện tích hồ tiêu đang cho thu hoạch sẽ không đạt được năng suất như mong đợi.
Vườn tiêu của gia đình chị Đỗ Thị Thảo ấp Thanh Thủy, thị trấn Thanh Bình phải tưới ngay trong mùa mưa do nắng nóng kéo dài
Phó phòng nông nghiệp huyện Bù Đốp Đoàn Mạnh Quang cho biết: “Mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn huyện hiện khá thấp so với những năm trước.
Mặc dù đang trong mùa mưa nhưng người dân đã phải tưới cho hồ tiêu do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Tình trạng nắng nóng kéo dài ngay trong mùa mưa làm nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá cao tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh trên hồ tiêu phát tán.
Ngoài bệnh chết nhanh, chết chậm còn có hiện tượng cào cào trên hồ tiêu diễn ra trên diện rộng.
Với tình trạng khan hiếm nước và thời tiết bất lợi như hiện nay, người trồng tiêu trên địa bàn huyện Bù Đốp không chủ động tích nước và phòng trừ các loại dịch bệnh cho hồ tiêu thì khả năng mất mùa đến 50% là điều khó tránh khỏi”.
Việc phòng trừ các loại bệnh trên hồ tiêu hiện gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt là thị trường thuốc bảo vệ thực vật bán tràn lan khiến người dân khó phân biệt thuốc đặc trị cho từng loại bệnh.
Cá biệt có vườn tiêu đã chi tới 20 triệu đồng thuốc bảo vệ thực vật/700 nọc tiêu nhưng vẫn chưa trị hết bệnh.
Việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân biết sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng là rất cần thiết trong thời điểm hồ tiêu đang đi vào giai đoạn kết trái và chắc hạt như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.