Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Sau gần 2 tháng triển khai Dự án phát triển chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chiều 5.9, Trạm Khuyến nông Thành phố Tây Ninh tổ chức tổng kết Dự án, đánh giá kết quả thực hiện của chương trình này trên địa bàn Thành phố.
4 hộ tham gia dự án ở xã Bình Minh và phường Ninh Thạnh được hỗ trợ 1.000 con vịt giống Super – M2, được tiêm phòng ngừa bệnh, cùng 30% chi phí thức ăn chăn nuôi từ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trị giá khoảng 13 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các cán bộ Trạm Khuyến nông TP cũng tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học đến các hộ; tổ chức cho các hộ trong dự án đi tham quan mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học ở huyện Gò Dầu; thường xuyên giám sát, hỗ trợ các hộ trong quá trình chăn nuôi…
Kết quả, qua đánh giá, Dự án đạt hiệu quả cao với tỷ lệ nuôi sống hơn 92% tổng số con giống, tiêu tốn thức ăn 2,5 kg/ kg tăng trọng, trọng lượng xuất chuồng 3,4 kg/ 60 ngày tuổi.
Tại buổi tổng kết, các hội viên đã tham quan điểm trình diễn của anh Đinh Vĩnh Bình ở khu phố Ninh Phúc, phường Ninh Thạnh. Anh Bình nhận nuôi 250 con vịt giống, đến nay, anh chỉ bị hao hụt 10 con giống, đàn vịt phát triển tốt, trọng lượng 3,4 kg/60 ngày tuổi, đang chuẩn bị xuất chuồng.
Với giá thị trường hiện tại khoảng 53.000 đồng/kg vịt thịt, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Bình còn lợi nhuận gần 13 triệu đồng (chưa tính kinh phí hỗ trợ của Nhà nước).
Anh Bình phấn khởi cho biết, “đây là lần đầu tiên tôi thử nghiệm nuôi vịt thịt. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Trạm Khuyến nông Thành phố nên hiệu quả khả quan, đồng thời hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi; lợi nhuận cũng khá. Sắp tới, tôi tiếp tục nuôi vịt theo cách này, để cải thiện kinh tế gia đình”.
3 hộ còn lại trong dự án cũng thu lợi nhuận đạt hơn 10 triệu đồng/hộ.
Các đại biểu dự lễ tổng kết đã cùng thảo luận, phân tích những điểm mạnh của mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học để có thể áp dụng thực tế sản xuất, dần xóa bỏ tập quán chăn nuôi vịt thả đồng, nhiều rủi ro dịch bệnh, thiệt hại kinh tế cao, và không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hàng năm đã thu hút hàng trăm lượt hội viên, ND tham gia. Nhiều sáng chế được công nhận, giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn.

Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, dự án “Phục tráng giống bưởi Phúc Trạch” ở huyện Hương Khê đã thành công mỹ mãn.

Sau 5 năm xây dựng NTM, toàn huyện Hóc Môn có hơn 15.200 hộ dân thoát nghèo nhờ các chương trình gia tăng thu nhập cho người dân. Hiện Hóc Môn đã không còn hộ nghèo dưới mức thu nhập 12 triệu đồng/người/năm.

Khi người Nhật trực tiếp mang sang tặng ngư dân Bình Định 25 bộ đồ nghề câu cá ngừ hiện đại, điều này không còn dừng lại ở món quà ngoại giao, mà sâu hơn, họ đã tặng cả tư duy làm giàu cho ngư dân Việt.

Từ đề án hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân, do Hội ND tỉnh Bắc Ninh triển khai, 3 năm qua đã có hàng trăm hộ ND nghèo xã Việt Thống được tạo điều kiện mua và giám sát chất lượng phân bón, góp phần hạn chế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.