Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.
Kết quả cho thấy, mô hình này có hiệu quả kinh tế và môi trường cao so với nuôi thuần ốc hương, hoặc tu hài. Cụ thể: Tỷ lệ sống của ốc đạt trên 92%, năng suất từ 25 - 28 tấn/ha/vụ; tu hài trên 62%, đạt 15 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận mỗi hộ khoảng 13,4 triệu đồng trong 4 - 5 tháng. Đã có 37 hộ áp dụng nuôi kết hợp (ốc hương - tu hài; tôm hùm - tu hài, vẹm xanh; tôm sú - hải sâm…).
Sau khi dự án kết thúc (tháng 12-2013), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tiếp tục kết hợp với các địa phương duy trì và nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể bưởi Diễn cho Hội Sản xuất và Tiêu thụ bưởi Diễn, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

Để nâng cao thu nhập từ cây xoài, ngành nông nghiệp khuyến khích nhà vườn áp dụng biện pháp bao trái, vì giá bán sẽ cao hơn 5.000-7.000 đồng so với không bao. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 200ha xoài áp dụng kỹ thuật này.

Theo dự đoán của các nhà vườn, giá mãng cầu xiêm sẽ tăng trở lại trong vài ngày tới, vì thời tiết đang bước vào mùa khô, thiếu nước cho sản xuất dẫn đến năng suất giảm, sẽ không đáp ứng đủ thị trường tiêu thụ.

Nghiên cứu này xem xét tính hiệu quả của men nấm ven biển như 1 loại chất kích thích miễn dịch ở loài tôm sú. Chế độ ăn của tôm được bổ sung thêm men trong khoảngthời gian 15 ngày và sau đó thách thức được với vi khuẩn gây bệnh

Linda Nunan- một trợ lí nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona cùng với Tiến sĩ Donald Lightner- giáo sư về lĩnh vực Sinh vật và khoa học y sinh so sánh của trường ĐH Arizona, đã xác định các tác nhân gây ra hội chứng tử vong sớm ở tôm (EMS), đồng thời cũng phát triển phương pháp tốt hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn để phát hiện dịch