Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.
Kết quả cho thấy, mô hình này có hiệu quả kinh tế và môi trường cao so với nuôi thuần ốc hương, hoặc tu hài. Cụ thể: Tỷ lệ sống của ốc đạt trên 92%, năng suất từ 25 - 28 tấn/ha/vụ; tu hài trên 62%, đạt 15 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận mỗi hộ khoảng 13,4 triệu đồng trong 4 - 5 tháng. Đã có 37 hộ áp dụng nuôi kết hợp (ốc hương - tu hài; tôm hùm - tu hài, vẹm xanh; tôm sú - hải sâm…).
Sau khi dự án kết thúc (tháng 12-2013), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tiếp tục kết hợp với các địa phương duy trì và nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý II/2015, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

Bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến nay, bơ ở Lâm Đồng vào mùa thu hoạch rộ, tại các thôn, xã huyện nông dân tất bật hái bơ để bán cho thương lái.

Dù mang tinh thần tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu (XK), song sau vài tháng thực thi, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang rơi vào thế khó với chính các vấn đề kỹ thuật trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (TT38) của Bộ Tài chính.

Chiều 30/6/2015, tại đầm tôm xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu tổ chức nghiệm thu mô hình hỗ trợ nuôi tôm theo quy trình VietGap năm 2015.