Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nuôi Cá Hồi Vân Thương Phẩm Ở Quan Hóa (Thanh Hóa)

Dự Án Nuôi Cá Hồi Vân Thương Phẩm Ở Quan Hóa (Thanh Hóa)
Ngày đăng: 24/04/2014

Cá hồi hay còn gọi là cá Hồi Vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, được thuần hóa và đưa vào nuôi ở các nước châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Cá Hồi Vân trên mình có các chấm màu đen hình cánh sao. Khi thành thục trên lườn cá đực xuất hiện các vân màu hồng; mùa sinh sản của cá thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 và có thể kéo dài đến hết tháng 8. Đây là loài cá nước lạnh, thịt cá có màu đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vitamin có lợi cho sức khỏe con người, do vậy giá trị kinh tế rất cao.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thương phẩm và cho sinh sản thành công giống cá hồi, quy trình kỹ thuật để nuôi thương phẩm cũng đã được hoàn thiện. Năm 2010, dưới sự chủ trì của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ nuôi thử nghiệm cá hồi thương phẩm tại Thanh Hóa.

Do đặc tính là loài cá nước lạnh, nhiệt độ phát triển tốt nhất của cá hồi ở ngưỡng từ 10 - 20 độ C, nếu nhiệt độ nước trên 25 độ C cá sẽ chết. Thêm nữa, cá hồi chịu đựng ngưỡng ôxy hòa tan trong nước lên tới 6 mg/lít. Thông thường chỉ ở những thủy vực tự nhiên hoặc dòng nước chảy, cá mới có thể sinh trưởng phát triển.

Để có thể đáp ứng những đặc tính sinh học của loài cá hồi, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã lựa chọn xã Phú Lệ (Quan Hóa) làm điểm triển khai dự án. Nơi đây, có hệ thống núi đá vôi bao bọc, nước ngầm từ lòng núi chảy suốt bốn mùa, nhiệt độ luôn duy trì ổn định từ 19 – 21 độ C và không bao giờ cạn kiệt. Các chỉ số về sinh, lý, hóa qua khảo sát đều đáp ứng được nhu cầu nuôi cá hồi thương phẩm.

Dự án được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đơn vị sản xuất và nuôi thử nghiệm thành công giống cá hồi trực tiếp chuyển giao công nghệ.

Để nuôi được cá hồi, hệ thống ao nuôi được Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa xây dựng theo thiết kế của đoàn quy hoạch thủy sản, ao được xây dựng theo hình chữ nhật, với diện tích là 60 m2/ao, có độ sâu từ 1,2 – 1,5 mét; để giảm nhiệt độ do ánh nắng mặt trời, ở mỗi ao nuôi được thiết kế mái che bằng các loại bạt chiết quang; ao có cống cấp và thoát nước riêng biệt, hệ thống sục khí tạo ôxy được đặt ở đầu cống lấy nước vào, nhờ đó hàm lượng ôxy trong nước luôn bảo đảm ở mức 0,7-0,85 mg/l cho cá hồi sinh trưởng và phát triển.

Khi xây dựng ao nuôi, điều đặc biệt được cán bộ kỹ thuật chú ý đến đó là việc thiết kế phải bảo đảm dung lượng nước vào, ra thích hợp, nhất là những khi có mưa lũ, hệ thống ao nuôi vẫn duy trì được mực nước thích hợp và ổn định nhiệt độ trong khoảng từ 18 – 21 độ C.

Để vận hành thành thạo quy trình công nghệ cũng như nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá hồi, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã cử 3 cán bộ đi học tập tại Trung tâm cá nước lạnh Sa Pa, nhờ đó khi bắt tay vào thực hiện dự án, các bước về chăm sóc, quản lý ao nuôi được thực hiện bài bản theo tiêu chí kỹ thuật đề ra. Khi kết thúc dự án đã thu được 5.960 kg, đạt năng suất 5,96 kg/m3 nước ao nuôi, tỷ lệ sống trung bình qua 2 đợt nuôi đạt 71%.

Đây là Dự án nuôi cá Hồi Vân thương phẩm đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa do Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa triển khai sẽ bổ sung đối tượng cá nước lạnh vào cơ cấu giống thủy sản của tỉnh, tạo ra một nghề nuôi thủy sản đặc sản bằng công nghệ cao, mang lại giá trị kinh tế, tận dụng được thủy vực nước lạnh ở vùng sâu, vùng xa, góp phần tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Dài Nông Sản Tiểu Ngạch Ai Lo Kiếm Thị Trường Cho Nông Dân? Chuyện Dài Nông Sản Tiểu Ngạch Ai Lo Kiếm Thị Trường Cho Nông Dân?

Tuần qua, nỗi lo Trung Quốc cấm biên, nông sản ứ hàng rớt giá thành đề tài nóng xôn xao các thị trường và làm nhức đầu nông dân các tỉnh, nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

09/07/2014
Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

18/06/2014
Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

09/07/2014
Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa” Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa”

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

18/06/2014
Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

09/07/2014