Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự án CLUES sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa

Dự án CLUES sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa
Ngày đăng: 20/06/2015

Tìm các giống lúa thích ứng với BĐKH

Dự án CLUES được chia thành nhiều hợp phần, được triển khai thực hiện cụ thể để đánh giá sự tổn thương và các tác động theo vùng ở ĐBSCL trước BĐKH; cải thiện khả năng chịu mặn và ngập nước; khả năng phục hồi các giống lúa triển vọng thích nghi tại địa phương; đánh giá và xây dựng chiến lược tổng thể sử dụng đất thích ứng với BĐKH…

* Một bụi đỏ - một trong những giống lúa chịu mặn ở huyện Phước Long được Dự án CLUES chọn nghiên cứu. Ảnh: M.Đ

GS-TS Lê Quang Trí, Trường đại học Cần Thơ, cho biết: “Theo dự báo của các ngành chức năng, đến năm 2020 có khoảng 41% diện tích sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước biển dâng. Vì vậy, Dự án CLUES triển khai thực hiện ở một số tỉnh ĐBSCL nhằm đánh giá diễn biến của BĐKH làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp; sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa trước vấn đề nước biển dâng”.

Dự án đã xem xét lại hầu hết các nghiên cứu gần đây về BĐKH, nước biển dâng ở khu vực ĐBSCL, cũng như xem xét tác động của BĐKH và thay đổi dòng chảy thượng nguồn trong tương lai, sự BĐKH làm tăng độ ngập và kéo dài thời gian ngập… Từ thực trạng trên, dự án và các nhà khoa học tìm các giống lúa chịu mặn thích ứng với BĐKH, đặc biệt là các giống lúa triển vọng thích nghi tại địa phương. Trong đó, Bạc Liêu có 2 điểm được chọn triển khai áp dụng các giống lúa chịu hạn, chịu nhiễm mặn trong điều kiện khắc nghiệt.

Thử nghiệm và đưa vào sản xuất

Điểm thử nghiệm được dự án chọn thực hiện sản xuất lúa trong điều kiện khắc nghiệt là ruộng của ông Phạm An Lạc (ấp Láng Giài, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình), diện tích thực hiện 1.180m2. Diện tích này được chia ra 36 - 48 ô. Dự án tiến hành trồng giống lúa OM 4900 trong điều kiện tiết kiệm nước, phân bón, thực hiện trong 3 năm với 7 vụ lúa. Quy trình sản xuất lúa rất khó khăn, hàng ngày phải đo mặt nước trong các ống đặt trong ruộng để theo dõi… Năng suất lúa so với các ruộng lúa thông thường thấp hơn từ 10 - 20 giạ/công.

Nói về mô hình trồng lúa của dự án, ông Phạm An Lạc cho rằng: “Mô hình này phải áp dụng đúng quy trình của dự án, trồng lúa trong điều kiện khắc nghiệt. Song, lại tiết kiệm nước tưới, phân bón so với các ruộng lúa thông thường. Mô hình áp dụng trong điều kiện mặn xâm nhập, nước biển dâng, thiếu nước ngọt thì rất hiệu quả”.

Dự án đã có 36 tổ hợp lai giống kết hợp với gien ngập, chịu mặn, khả năng chịu lũ lụt nhưng chất lượng hạt tăng cao dựa vào đặc tính di truyền.

Đến nay, dự án đã đưa 78 giống trồng thử nghiệm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Theo GS-TS. Lê Quang Trí, dự án đã chọn ra 27 giống lúa chịu mặn thích nghi với khu vực ĐBSCL. Tại Bạc Liêu đã trồng thử nghiệm các giống OM 4900, OM 6328, OM 6677, và OM 10252 đạt năng suất cao trong điều kiện mặn. Cụ thể, giống OM 4900 đạt năng suất 4 tấn/ha. Theo đánh giá, có 4 giống lúa vượt trội có khả năng chịu mặn cao, cho năng suất cao như OM 3673, OM 6328, OM 6677, và OM 10252. Hiện, một số giống lúa chịu mặn đã và đang được nông dân các tỉnh ĐBSCL, trong đó có Bạc Liêu, áp dụng vào sản xuất.

BĐKH ngày càng tác động rõ đến sản xuất nông nghiệp, nhất là nước biển dâng, mặn xâm nhập. Trong điều kiện hệ thống thủy lợi các tỉnh ĐBSCL chưa hoàn thiện, việc tìm giống lúa để sản xuất thích ứng với BĐKH là rất cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi hàu Kỹ thuật nuôi hàu

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.

22/08/2015
Nuôi cá bống tượng trong bồn để nâng cao năng suất Nuôi cá bống tượng trong bồn để nâng cao năng suất

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

22/08/2015
Cà Mau phát triển cụm ngành thủy sản Cà Mau phát triển cụm ngành thủy sản

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

22/08/2015
Ninh Bình xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung Ninh Bình xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

22/08/2015
Kết quả nghiên cứu ương nuôi tôm hùm giống Kết quả nghiên cứu ương nuôi tôm hùm giống

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.

22/08/2015