Dự án chăn nuôi trâu sinh sản mở hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương
Tuy nhiên do phương thức chăn nuôi trong các hộ dân chủ yếu theo tập quán thả rông, ít quan tâm đến kỹ thuật chăn nuôi dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp, khả năng cạnh tranh kém, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận.
Để khắc phục những hạn chế trên, từ năm 2014 -2015, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với UBND các huyện Đại Từ, Định Hoá triển khai dự án chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ tại 2 xã Mỹ Yên (Đại Từ) năm 2014, Linh Thông (Định Hoá) năm 2015 với 30 hộ tham gia.
Lễ bàn giao trâu giống cho bà con tham gia dự án
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi phối giống cho trâu, phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở trâu; kỹ thuật trồng và chế biến một số loại cỏ làm thức ăn cho trâu.
Cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật, dự án còn hỗ trợ 100% trâu đực giống, trâu cái giống ban đầu cũng như thức ăn tinh hỗn hợp theo định mức ăn cho trong thời kỳ sinh sản cho người dân tham gia.
Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Nà Chú, xã Linh Thông, huyện Định Hoá cho biết, trước đây bà con chăn thả tự do trên rừng theo phương thức quảng canh, tận dụng đồi bãi chăn thả, thiếu kiến thức kỹ thuật nên trâu dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng gây thiệt hại đáng kể.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, tham gia dự án, bà con được hỗ trợ trâu giống có tầm vóc to, đủ tiêu chuẩn để nhân giống, tránh đồng huyết để lai tạo nâng cao tầm vóc cho đàn trâu trên địa bàn. Tham gia dự án đã giúp các hộ chăn nuôi nắm được kỹ thuật chăn nuôi trâu nhốt chuồng có quản lý thời gian chăn thả, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Ngoài được nhận trâu giống, các hộ tham gia còn được tập huấn, hội thảo học hỏi các kiến thức cần thiết như chọn giống trâu, chăm sóc nuôi dưỡng trâu chửa đẻ, nghé con, kỹ thuật làm chuồng, trồng cỏ, chế biến thức ăn, phòng chống rét và dịch bệnh trên đàn trâu. Đặc biệt, cán bộ dự án còn hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi biết ghi chép theo dõi quá trình nuôi, hạch toán kinh tế trong chăn nuôi từ đó chủ động trong nuôi dưỡng và phòng bệnh.
Theo nhận định ban đầu, thực hiện tốt dự án chăn nuôi trâu sinh sản chất lượng, đàn trâu địa phương sẽ được cải thiện, tránh hiện tượng cận huyết, đồng huyết nặng trong đàn trâu. Đây là giải pháp để cải tạo tầm vóc đàn trâu trên địa bàn. Hơn nữa chăn nuôi trâu còn cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho cây trồng nông nghiệp, làm giảm lượng phân hóa học, giảm chi phí đầu tư phân bón vô cơ.
Thành công từ mô hình sẽ được đơn vị mở rộng để phát triển các mô hình chăn nuôi trâu sinh sản trong nông hộ theo hướng hàng hóa, tạo ra vùng chăn nuôi tập trung. Từ đó, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương, từng bước góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử

Trước sức ép về đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Vậy làm gì để giữ ổn định đất trồng lúa? Phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo ngành nông nghiệp một số địa phương về vấn đề này.