Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng

Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng
Ngày đăng: 27/11/2015

Hiệu quả

Ông Nguyễn Xuân Khoa – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu cho biết:

Là địa phương chịu sự xâm mặn với tần suất cao, trên diện rộng, để giúp nông dân đạt năng suất cao, bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh này đã áp dụng Chương trình “3 giảm, 3 tăng” mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Mô hình 3 giảm 3 tăng

lúa được triển khai trên 60ha ở ấp Thạnh Long và ấp Hà Đức xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, với 100 hộ dân tham gia.

Đây là mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học, giảm được lượng lúa giống, giảm chi phí thuốc trừ sâu, điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng” – ông Khoa nói.

Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu cử cán bộ kỹ thuật xuống “nằm vùng” cùng nông dân, nhằm kịp thời hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con.

Lâu nay, người dân đã quen với cách sản xuất truyền thống, nặng về kinh nghiệm như sử dụng lúa thịt làm giống, đốt đồng, bón phân thừa đạm, để ruộng lúa ngập nước thường xuyên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật...

do đó khi áp dụng mô hình này góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thay đổi được thói quen canh tác cũ của nông dân.

Giảm chi phí

" Nhờ có cán bộ kỹ thuật, nhờ áp dụng mô hình này mà vụ lúa đông xuân vừa qua tôi trúng đậm.

Năng suất bình quân giống lúa OM 4900 và OM 2517 đạt 6 – 7 tấn lúa/ha”. Lão nông Lên Văn Quang

“Việc áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng giúp giảm chi phí đầu vào do sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ-phân bón, nhất là phân đạm, gieo sạ thưa cây lúa phát triển khỏe dẫn đến giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật;

Làm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần giảm phát thải khí nhà kính” – ông Khoa nói.

Lão nông Tám Thanh cho rằng, mô hình 3 giảm 3 tăng còn giúp nông dân bón phân đạm theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây, không để thừa lượng phân trên đồng ruộng, giúp nông dân tiết kiệm trên 2 triệu đồng/ha chi phí đầu tư phân bón so với ruộng bón theo tập quán trước đây.

Kết thúc mùa vụ, diện tích lúa áp dụng mô hình đạt năng suất cao hơn trước từ 10 - 15%, trong khi chi phí các loại đều giảm, lợi nhuận cao hơn trước từ 30 - 40%.

“Trước đây, mật độ sạ lúa 200-220kg giống/ha, khi áp dụng mô hình thì chỉ còn 100kg giống/ha, nhưng năng suất, hiệu quả vẫn đạt cao, chi phí giảm đáng kể” – ông Lê Văn Son so sánh.

Trong điều kiện hiện nay, nhiều chi phí đầu vào tăng, đặt biệt là giá phân bón và xăng dầu.

Việc áp dụng “3 giảm 3 tăng”:

Giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết, giúp nông dân tiết kiệm giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm giá thành thấp, giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Vấn Đề Cần Giải Quyết Cho Ngành Thủy Sản Nhiều Vấn Đề Cần Giải Quyết Cho Ngành Thủy Sản

Năm qua, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỉ USD là cố gắng rất lớn của của nông dân và doanh nghiệp. Cho dù tình trạng dịch bệnh EMS dẫn đến sản lượng giảm mạnh. Tại thời điểm này, dịch bệnh này vẫn chưa khắc phục được. Người nuôi phải đối chọi tỉ lệ tôm nuôi không thành công rất cao.

27/01/2015
Xuất Khẩu Gạo Tiếp Tục Gặp Khó Xuất Khẩu Gạo Tiếp Tục Gặp Khó

Trong đó gạo cao cấp XK là 1,331 triệu tấn chiếm 21,08%, gạo cấp trung bình là 2,013 triệu tấn chiếm 31,87%, gạo cấp thấp là 732.000 tấn chiếm 11,58%, gạo thơm các loại là 1,302 triệu tấn chiếm 20,62%, nếp là 637.000 tấn chiếm 10,09%. Theo đó, hợp đồng tập trung 2 triệu tấn (chiếm 31,67%), hợp đồng thương mại 4,316 triệu tấn (chiếm 68,33%).

27/01/2015
Đang Tồn Kho Gần 339 Ngàn Tấn Đường Đang Tồn Kho Gần 339 Ngàn Tấn Đường

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

27/01/2015
Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

27/01/2015
Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Tháng 1 Đạt Gần 2 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Tháng 1 Đạt Gần 2 Tỷ USD

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

27/01/2015