Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột phá bằng thế mạnh địa phương

Đột phá bằng thế mạnh địa phương
Ngày đăng: 29/09/2015

 Ông Nguyễn Văn Tân (xã Xuân Bảo) đang giới thiệu trái cây do ông trồng tại Hội nghị “Nông dân điển hình tiên tiến” tỉnh Đồng Nai năm 2015.

Ông Ngô Hữu Phụng- Chủ tịch UBND xã Xuân Bảo, cho biết năm 2011, xã Xuân Bảo bắt đầu xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người là 17,2 triệu đồng/người/năm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khá yếu kém.

Xác định đây là một xã thuần nông, có thế mạnh là đất đỏ bazan màu mỡ để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái như:

Tiêu, chôm chôm, sầu riêng, bơ và một số cây có giá trị kinh tế cao khác, nên khi khởi điểm xây dựng NTM xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất.

Xã vận động nông dân cải tạo, chuyển đổi diện tích vườn tạp, cây già cỗi năng suất thấp sang trồng chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Cụ thể, đã chuyển 321,4ha cây cà phê, 94ha cây điều kém hiệu quả sang trồng cây tiêu, sầu riêng, bơ.

Bên cạnh đó, ứng dụng các tiến bộ KHKT, như: Lắp đặt hệ thống tiết kiệm, bón phân qua hệ thống tưới cho các vườn cây. Đến nay, đã có trên 100 hộ sử dụng hệ thống tưới này với diện tích gần 100ha.

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 150 triệu đồng/năm (bình quân chung của cả tỉnh là 98 triệu đồng/ha/năm).

Ông Nguyễn Văn Tân - nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết từ khi ứng dụng KHKT vào vườn cây, trung bình 1ha cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng.

Nhờ tập trung phát triển sản xuất, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể với mức bình quân 36,6 triệu đồng/người/năm. Điều đáng ghi nhận là đến cuối năm 2014, xã Xuân Bảo không còn hộ nghèo. Tháng 6.2015, xã Xuân Bảo đã được công nhận đạt chuẩn NTM.


Có thể bạn quan tâm

Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn Nghề câu cá ngừ gặp khó, ngư dân Phú Yên chuyển hướng làm ăn

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

08/05/2015
Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

08/05/2015
Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết Nhiều diện tích tôm nuôi ở Phú Lộc bị chết

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

08/05/2015
Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn Rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

08/05/2015
Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản Liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

08/05/2015