Đột phá bằng thế mạnh địa phương

Ông Nguyễn Văn Tân (xã Xuân Bảo) đang giới thiệu trái cây do ông trồng tại Hội nghị “Nông dân điển hình tiên tiến” tỉnh Đồng Nai năm 2015.
Ông Ngô Hữu Phụng- Chủ tịch UBND xã Xuân Bảo, cho biết năm 2011, xã Xuân Bảo bắt đầu xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người là 17,2 triệu đồng/người/năm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khá yếu kém.
Xác định đây là một xã thuần nông, có thế mạnh là đất đỏ bazan màu mỡ để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái như:
Tiêu, chôm chôm, sầu riêng, bơ và một số cây có giá trị kinh tế cao khác, nên khi khởi điểm xây dựng NTM xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất.
Xã vận động nông dân cải tạo, chuyển đổi diện tích vườn tạp, cây già cỗi năng suất thấp sang trồng chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Cụ thể, đã chuyển 321,4ha cây cà phê, 94ha cây điều kém hiệu quả sang trồng cây tiêu, sầu riêng, bơ.
Bên cạnh đó, ứng dụng các tiến bộ KHKT, như: Lắp đặt hệ thống tiết kiệm, bón phân qua hệ thống tưới cho các vườn cây. Đến nay, đã có trên 100 hộ sử dụng hệ thống tưới này với diện tích gần 100ha.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 150 triệu đồng/năm (bình quân chung của cả tỉnh là 98 triệu đồng/ha/năm).
Ông Nguyễn Văn Tân - nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết từ khi ứng dụng KHKT vào vườn cây, trung bình 1ha cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng.
Nhờ tập trung phát triển sản xuất, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể với mức bình quân 36,6 triệu đồng/người/năm. Điều đáng ghi nhận là đến cuối năm 2014, xã Xuân Bảo không còn hộ nghèo. Tháng 6.2015, xã Xuân Bảo đã được công nhận đạt chuẩn NTM.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ ĐX 2013, giá đậu phộng (lạc) ở Bình Định đã bị giảm đến 3.000 - 4.000 đ/kg so với năm 2012. Càng thu hoạch rộ, giá đậu phộng càng tuột sâu, hiện chỉ còn 17.000 - 18.000đ/kg. Đã rẻ, nhưng muốn bán cũng chẳng có người mua. Người trồng đậu phộng ở Bình Định đang nẫu ruột ôm đậu phộng ế.

Anh canh tác 5 sào ruộng hai vụ lúa, thu hoạch mỗi vụ gần 2,5 tấn. Với giá lúa 5.000đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi khoảng 16 triệu đồng/năm. Anh Ngóng trồng 2 sào bắp lai đầu tư thâm canh cho thu nhập hơn 5 triệu đồng.

Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước vườn thanh long đang mùa đơm bông kết trái trên đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn. Mô hình cây thanh long ruột đỏ rộng 3 hecta của anh Sằn A Lộc đánh dấu bước phát triển mới trong nghề trồng cây ăn trái ở huyện Ninh Sơn.

Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.

Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.