Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột kích kho thức ăn chăn nuôi nghi có chất cấm

Đột kích kho thức ăn chăn nuôi nghi có chất cấm
Ngày đăng: 27/11/2015

Ngày 26-11, Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 389 (về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) đã phối hợp cùng Đội 2 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM kiểm tra kho hàng bị niêm phong của Công ty TNHH Ti No (lô 26E, ô nhà xưởng số 3, đường số 7, KCN Tân Tạo, quận Bình Tân).

Nguyên liệu Trung Quốc hết “đát”

Đây là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn, thương hiệu Tinomix, cung cấp cho nhiều trang trại nuôi heo ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang.

Những sản phẩm này là dòng thức ăn đậm đặc (premix tổng hợp), không cho heo ăn trực tiếp mà phối trộn với thức ăn chính theo tỉ lệ 40 kg Tinomix và 1.000 kg thức ăn.

Theo thành phần công bố trên bao bì thì nguyên liệu gồm: vitamin, nguyên tố vi lượng, men tiêu hóa, amino acid…

Tại hiện trường, hàng đống bao thức ăn thành phẩm hiệu Tinomix đã bị cơ quan công an và quản lý thị trường niêm phong với số lượng lên đến khoảng 200 tấn (5 loại sản phẩm).

Ngoài ra, trong khu vực sản xuất của công ty còn chứa khoảng 16 tấn nguyên liệu các loại, xuất xứ Trung Quốc đã hết hạn sử dụng.

Lý do tạm giữ ban đầu là toàn bộ số thành phẩm trên chưa có trong danh mục được phép lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (5 sản phẩm).

Ngoài ra, Công ty TNHH Ti No chưa được cơ quan chức năng thẩm định điều kiện cơ sở, về nguyên tắc chưa được phép sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trên.

Theo cán bộ công an thụ lý vụ việc, qua xác minh ban đầu, lực lượng chức năng nghi công ty này có sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong sản phẩm.

Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng, phải chờ kết quả xét nghiệm từ cơ quan chuyên môn.

Qua khai thác ban đầu từ nhân viên Ti No cho thấy công ty này đã cho cả thuốc xổ lãi (còn thùng đựng trong khu vực sản xuất) như một “bí quyết” vào trong công thức thức ăn dù điều này không được phép.

Ông Trương Văn Minh, Phó Đội 2 PC46, cho biết việc kiểm tra được tiến hành ngày 25-11, phối hợp với cơ quan quản lý thị trường TP HCM và tiến hành đồng loạt tại 4 địa điểm thuộc Công ty TNHH Ti No và Công ty TNHH Minon (quận Bình Tân).

Cơ quan chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa có nghi vấn để tiếp tục làm rõ.

Công ty TNHH Minon do bà Huỳnh Hữu Linh làm giám đốc, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhập khẩu các nguyên liệu từ Trung Quốc để Công ty TNHH Ti No sản xuất và phân phối ra thị trường.

Tung ra thị trường 100-120 tấn/tháng

Ông Nguyễn Đình Ngọc, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Ti No, cho biết ngay từ năm 2012, khi vấn đề chất tạo nạc “nóng” lên, công ty đã chủ động gửi bản cam kết không sử dụng chất cấm trong sản phẩm đến khách hàng.

“Không chỉ riêng nhóm beta-agonist, các chất khác chúng tôi cũng không sử dụng” - ông Ngọc nói.

Tuy nhiên, ông Ngọc lại thừa nhận những cơ sở để doanh nghiệp đưa ra cam kết này không có giá trị về pháp luật và không được cơ quan chức năng chứng thực.

Khi được hỏi về việc sản phẩm chưa có trong danh mục sản xuất, kinh doanh (tính hợp pháp) thì ông Ngọc cho rằng mình chỉ phụ trách kinh doanh, không nắm về vấn đề này (?).

Theo giải trình của bà Nguyễn Thị Thúy Hồng (tự xưng là giám đốc tài vụ Công ty TNHH Ti No), công ty đã có đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi cho 8 sản phẩm gửi đến Cục Chăn nuôi vào ngày 5-1 (có hẹn trả kết quả vào ngày 4-2) nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi.

Dù vậy, công ty vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh bình thường với sản lượng theo ông Ngọc lên đến 100-120 tấn/tháng.

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhận định vi phạm của các doanh nghiệp là khá nghiêm trọng.

“Thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

Doanh nghiệp chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng mà đã ngang nhiên đưa hàng ra thị trường với số lượng lớn.

Như vậy, khó biết thành phần, chất lượng sản phẩm ra sao” - ông Hùng lo ngại.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thủy sản tại các hồ, đập lợi ích kép Nuôi trồng thủy sản tại các hồ, đập lợi ích kép

Tận dụng diện tích mặt nước tại các hồ chứa nước để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt đang là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, được ngành nông nghiệp khuyến khích. Bởi việc nuôi trồng không chỉ giúp người dân cải thiện kinh tế mà còn giúp duy trì, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các hồ, đập…

12/06/2015
Đỏ mắt tìm mua cua đồng Đỏ mắt tìm mua cua đồng

Mùa lũ chưa về cộng với việc ngày càng nhiều nông dân sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho lúa nên cua đồng trong tự nhiên trở nên khan hiếm, dẫn đến sốt giá

12/06/2015
Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận) Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận)

Du lịch Việt Nam đang hướng về biển đảo, trong đó có Phú Quý. Cách TP. Phan Thiết (Bình Thuận) 56 hải lý theo hướng Đông - Đông Nam, với diện tích 16 km2, Phú Quý luôn mang đến ấn tượng cho những ai từng một lần đặt chân đến.

12/06/2015
Cà Mau thả cá giống tại Đầm Thị Tường Cà Mau thả cá giống tại Đầm Thị Tường

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo, ngày 7/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Đầm Thị Tường, với những loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao.

12/06/2015
Khắc phục thiệt hại do nghêu chết Khắc phục thiệt hại do nghêu chết

Toàn tỉnh Bến Tre hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha.

12/06/2015