Đồng Văn Chủ Động Phòng, Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.
Vì thế, năm nay huyện Đồng Văn đã chủ động đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngay từ đầu mùa Đông như: Triển khai kế hoạch phòng, chống đói, rét cho gia súc đến các xã, thị trấn để chính quyền địa phương cùng vào cuộc với người dân. Theo đó, cán bộ xã đến từng gia đình kiểm tra về điều kiện chống rét như: Chuồng trại, dự trữ thức ăn...
Huy động các đoàn thể, cán bộ, nhân dân đóng góp công sức giúp đỡ các hộ khó khăn che chắn, làm mới chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc; đồng thời hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc gia súc trong mùa Đông.
Rút kinh nghiệm từ các năm trước, để đảm bảo gia súc không bị chết rét các xã cho các hộ dân ký cam kết với UBND xã, thị trấn về việc thực hiện nghiêm ngặt quy định không cho trâu, bò cày, kéo hoặc chăn thả trong những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C và không hỗ trợ các hộ không chấp hành; chỉ những hộ thực hiện tốt các biện pháp nhưng vẫn bị thiệt hại mới được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, phát huy vai trò của chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo còn thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời thông báo cho nhân dân về các hiện tượng thời tiết bất thường.
Đề cập đến vấn đề phòng, chống đói, rét cho gia súc; Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Văn Thạch, nhấn mạnh: Người dân cần lưu ý chuẩn bị đủ thức ăn cho gia súc, thực hiện che chắn chuồng trại, chăn thả hợp lý; quan tâm đến trâu, bò già và con non dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Các xã cũng cần vận động nhân dân làm tốt việc thu hoạch diện tích cỏ, các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cỏ khô, thân, lá, vỏ ngô... để chế biến, dự trữ bằng các phương pháp phơi khô hoặc ủ chua.
Đảm bảo mỗi con trâu, bò có từ 1 – 1,2 tấn thức ăn xanh, 30 – 50 kg bột ngô, sắn, cám, gạo trong vụ Đông – xuân. Trong những ngày rét đậm cần cho gia súc ăn đầy đủ thức ăn thô xanh và bổ sung thêm thức ăn tinh, muối ăn; đốt cỏ, chấu giữ ấm cho gia súc. Hàng ngày thu dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chuồng không bị ẩm ướt, trơn trợt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò.
Ngoài ra, chủ động ứng phó khi có rét đậm xảy ra, các xã, thị trấn phải sử dụng nguồn dự phòng ngân sách thực hiện công tác chống rét như: Hỗ trợ hộ nghèo mua bạt che chắn chuồng trại, thức ăn tinh cho trâu, bò và hỗ trợ các hộ có gia súc bị chết rét theo quy định. Bằng các biện pháp khẩn trương và kiên quyết tin rằng đàn gia súc của người dân sẽ an toàn vượt qua thời tiết khắc nghiệt của vùng cao.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32761&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.