Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dòng Tộc Làm Chè Sạch

Dòng Tộc Làm Chè Sạch
Ngày đăng: 05/03/2012

Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Đại Từ cho biết, mô hình được thực hiện từ chương trình hỗ trợ SX xây dựng NTM và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên và đứng thứ 2 cả nước với 4.500 ha. 
Đây cũng được đánh giá là một trong vài vùng chè đặc sản trứ danh của Thái Nguyên. Xóm Khuôn Gà Vân Long được chọn để thực hiện mô hình bởi chè Khuôn Gà dù đã rất nổi tiếng về chất lượng nhưng cách thức SX cũng như giá trị sản phẩm của các hộ dân còn chênh lệch nhau rất nhiều. Mối quan hệ dòng tộc sẽ là điểm nhấn, là cơ sở để các hộ dân chia sẻ và giúp đỡ nhau thực hiện. 
Tháng 07/2011, từ 23 hộ dân Khuôn Gà đã qua chương trình đào tạo SX chè sạch, tổ SX chè an toàn theo dòng tộc được hình thành gồm những hộ có nguyện vọng và tự nguyện tham gia. Quy chế hoạt động được xây dựng. Tổ trưởng Hoàng Văn Thìn cho biết, tổ được chia thành 5 nhóm, các trưởng nhóm có trách nhiệm đôn đốc thành viên và kiểm tra chéo lẫn nhau. 
Theo đó, người dân đã phải thay đổi tư duy cũng như cách làm chè bằng kinh nghiệm truyền thống trước đây. Làm chè an toàn phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt về cách trồng, chăm sóc và chế biến. Ông Thìn kể, việc bón phân phải cân đối để hạn chế dư lượng thuốc BVTV, khi thu hái không được để lâu chè sẽ bị ban, bị ôi; khi xao sấy không được để lẫn nước, tránh chè bị dập búp, việc bảo quản chè nguyên liệu cũng như chè thành phẩm phải đúng quy chuẩn... Để thực hiện các yêu cầu đó, tổ SX đã họp, bàn bạc và thống nhất, các thành viên tự góp vốn mua máy đóng gói, máy hút chân không để bảo quản chè. 
Được đánh giá như một chuyên gia về SX chè đặc sản, ông Bàng Thanh từng được tham gia đại hội thi đua toàn quốc, một thành viên của tổ SX chè an toàn cho biết, thông thường chè của gia đình ông có giá bán lúc nào cũng cao gấp 2, gấp 3 lần giá chè của bà con trong xóm. Theo ông, kết quả đó là nhờ ông luôn quan niệm lấy khoa học kỹ thuật làm khâu then chốt để áp dụng vào SX. 
Gia đình ông Bàng Quế có 0,5 ha chè nằm trong mô hình của tổ SX chè an toàn. Ông Quế cho biết, ông đã từng thấy nhãn hiệu chè Khuôn Gà được treo giới thiệu bán ở Hà Nội, ở Sài Gòn... vậy thì không lý do gì mà người dân lại không đồng lòng, đoàn kết để làm cho giá trị của sản phẩm chè của các hộ dân ở đây cao và bớt phần chênh lệch hơn. 
Tuy nhiên, có những hộ dân đã không ý thức được điều đó nên việc thực hiện quy chế cũng như quy trình SX không đảm bảo. Ông Quế nói: “Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng” vì uy tín, vì lợi ích chung, không thể để “rầu nồi canh”, các nhóm và tổ SX đã buộc phải loại các hộ trên ra ngoài mô hình".

Gia đình ông Bàng Thanh tham gia vào tổ SX chè an toàn không chỉ đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật SX mà quan trọng hơn là thế hệ con cháu sau này trên cơ sở uy tín dòng tộc mà phát huy thương hiệu đã được cha ông gây dựng nhiều năm. 
Sau 6 tháng thực hiện và đặc biệt là việc giành tới 3 cúp vàng tại Liên hoan trà Quốc tế Thái Nguyên- Việt Nam 2011, chè an toàn Khuôn Gà đã lên ngôi. Ông Bàng Chi, một thành viên của tổ SX khoe: "Đến gần Tết, các thành viên của tổ đã bán hết sạch chè. Nhiều hộ dân trước đây còn hoài nghi về hiệu quả mô hình thì nay đồng loạt làm đơn đề nghị xin gia nhập tổ SX. Tuy vậy, chúng tôi sẽ phải thẩm định kỹ càng về điều kiện SX như việc thực hiện các ô, các đường phân lô, vận chuyển trên nương chè cũng như phương tiện xao sấy, bảo quản... và đặc biệt là kỹ thuật làm chè có bảo đảm thì mới cho phép tham gia" - ông Chi nói. 
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hùng Sơn, ông Nguyễn Văn Lợi đánh giá, hiện nay có nhiều nhóm làm chè an toàn, nhiều mô hình SX chè VietGAP song mô hình SX chè an toàn theo dòng tộc ở Hùng Sơn có sức lan toả lớn. Thực tế đó được chính đối tượng trung gian là những người thu mua, thương lái thẩm định. 
Nhiều hộ dân đã học tập để thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè. Với 330 ha, người làm chè ở xã Hùng Sơn đang tiếp tục phát huy bền vững thương hiệu là vùng chè đặc sản của huyện Đại Từ cũng như của chè Thái Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

Hòa Mỹ (Cà Mau) - Nhiều Tỷ Phú Tôm Công Nghiệp Hòa Mỹ (Cà Mau) - Nhiều Tỷ Phú Tôm Công Nghiệp

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

21/10/2011
Dự Án Nhỏ, Hiệu Quả Lớn Dự Án Nhỏ, Hiệu Quả Lớn

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

08/05/2012
Hà Nội Phát Triển Chăn Nuôi Hàng Hóa Hà Nội Phát Triển Chăn Nuôi Hàng Hóa

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.

21/03/2012
Vụ Ngộ Độc Rượu Tập Thể Ở Bình Định: Hé Lộ Thủ Phạm Vụ Ngộ Độc Rượu Tập Thể Ở Bình Định: Hé Lộ Thủ Phạm

Như NNVN đã thông tin về vụ ngộ độc tập thể do loại rượu ngâm thuốc tại bữa giỗ nhà ông Huỳnh Giống ở thôn Năng An, xã Ân Tín (Hoài Ân - Bình Định) khiến 1 người tử vong vào ngày 7/1/2012. Sau thời gian dài điều tra, cơ quan chuyên môn đã có kết luận về đối tượng gây ngộ độc.

23/02/2012
Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp

Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.

10/05/2012