Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đông Tiến Bội Thu Vụ Lúa

Đông Tiến Bội Thu Vụ Lúa
Ngày đăng: 22/07/2014

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.

Với địa hình đồi dốc, bà con nơi đây sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên việc cần có nguồn nước đầy đủ là cả vấn đề lớn.

Trước đây, bà con trong xã chỉ sống trông chờ vào nguồn nước trời, ai sống dọc bờ sông  Do (suối Thị), thì may ra còn có nguồn nước sinh hoạt quanh năm, nhưng nếu vào mùa mưa thì tình hình lụt lội là không tránh khỏi. Do tập tục sống tập trung của người đồng bào nên họ đã giúp nhau đắp đập be bờ, và tận dụng lợi thế nguồn nước.

Khoảng năm 1984 bà con bắt đầu làm ruộng lúa nước và so với lúa nương thì nhìn chung bà con vẫn có ăn hơn và cứ như thế dần dần ruộng lúa nước được nhân rộng. Mặc dù vậy nhưng cả một quá trình dài, bà con chỉ canh tác phụ thuộc vào nước trời.

Từ năm 1997, kênh mương nội đồng mới được chú trọng, với các chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bà con được tham gia nhiều lớp tập huấn trồng trọt và chăn nuôi, kênh mương được mở rộng, hỗ trợ vốn, nên đời sống được nâng cao.

Anh Mang Đội - nông dân xã Đông Tiến cho biết: “Trung bình mỗi sào của vụ này, trừ chi phí chúng tôi cũng có lãi khoảng 2,5 triệu đồng. Nguồn nước hiện đang rất đầy đủ và ổn định cho bà con  tiếp tục gieo sạ vụ sau”.

Với 5, 98 km kênh mương nội đồng (đạt tiêu chí thứ 3 trong chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2012), nguồn nước dẫn từ đập Đan Sách về, kênh mương thường xuyên được nạo vét, tu bổ, số kênh mương được kiêng cố hóa là 2,08 km, nên nguồn nước nơi đây rất dồi dào đảm bảo cho bà con canh tác. Ngoài ra còn có con sông Do chảy qua giữa làng Đông Tiến tạo nên một bức tranh sinh động.

Ông K’ Văn Góa cho biết thêm: “Chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con tăng gia sản xuất, đảm bảo thêm nguồn lương thực cung cấp tại chỗ. Từ khi kênh mương nội đồng được mở rộng, thì ruộng lúa nước  được sản xuất 3 vụ/ năm.

Có năm cũng cho ruộng nghỉ bớt một vụ, để đất được cày ải, đảm bảo cho vụ tiếp theo tốt hơn. Và vụ lúa này được mùa cũng là một phần do vụ đông xuân chúng tôi không để bà con xuống giống. Như năm ngoái, vụ tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 4 tạ/sào, năm nay bà con chưa thu hoạch xong nhưng ước tính vẫn đạt cao hơn nhiều so với các năm”.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Có Trên 5.000 Triệu Phú Huyện Có Trên 5.000 Triệu Phú

Nói đến Lục Ngạn (Bắc Giang) không thể không nhắc đến cây vải thiều. Tuy không phải là quê hương của cây vải tổ nhưng Lục Ngạn lại là nơi trồng vải thiều nhiều nhất nước và có kỹ thuật canh tác cũng vào loại chuyên nghiệp nhất. Trong 22.000 ha cây ăn quả các loại của huyện, vải thiều chiếm đến 18.000 ha.

26/11/2014
Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

20/06/2014
Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang? Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang?

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

20/06/2014
Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

26/11/2014
WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

26/11/2014