Đông Tiến Bội Thu Vụ Lúa

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.
Với địa hình đồi dốc, bà con nơi đây sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên việc cần có nguồn nước đầy đủ là cả vấn đề lớn.
Trước đây, bà con trong xã chỉ sống trông chờ vào nguồn nước trời, ai sống dọc bờ sông Do (suối Thị), thì may ra còn có nguồn nước sinh hoạt quanh năm, nhưng nếu vào mùa mưa thì tình hình lụt lội là không tránh khỏi. Do tập tục sống tập trung của người đồng bào nên họ đã giúp nhau đắp đập be bờ, và tận dụng lợi thế nguồn nước.
Khoảng năm 1984 bà con bắt đầu làm ruộng lúa nước và so với lúa nương thì nhìn chung bà con vẫn có ăn hơn và cứ như thế dần dần ruộng lúa nước được nhân rộng. Mặc dù vậy nhưng cả một quá trình dài, bà con chỉ canh tác phụ thuộc vào nước trời.
Từ năm 1997, kênh mương nội đồng mới được chú trọng, với các chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bà con được tham gia nhiều lớp tập huấn trồng trọt và chăn nuôi, kênh mương được mở rộng, hỗ trợ vốn, nên đời sống được nâng cao.
Anh Mang Đội - nông dân xã Đông Tiến cho biết: “Trung bình mỗi sào của vụ này, trừ chi phí chúng tôi cũng có lãi khoảng 2,5 triệu đồng. Nguồn nước hiện đang rất đầy đủ và ổn định cho bà con tiếp tục gieo sạ vụ sau”.
Với 5, 98 km kênh mương nội đồng (đạt tiêu chí thứ 3 trong chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2012), nguồn nước dẫn từ đập Đan Sách về, kênh mương thường xuyên được nạo vét, tu bổ, số kênh mương được kiêng cố hóa là 2,08 km, nên nguồn nước nơi đây rất dồi dào đảm bảo cho bà con canh tác. Ngoài ra còn có con sông Do chảy qua giữa làng Đông Tiến tạo nên một bức tranh sinh động.
Ông K’ Văn Góa cho biết thêm: “Chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con tăng gia sản xuất, đảm bảo thêm nguồn lương thực cung cấp tại chỗ. Từ khi kênh mương nội đồng được mở rộng, thì ruộng lúa nước được sản xuất 3 vụ/ năm.
Có năm cũng cho ruộng nghỉ bớt một vụ, để đất được cày ải, đảm bảo cho vụ tiếp theo tốt hơn. Và vụ lúa này được mùa cũng là một phần do vụ đông xuân chúng tôi không để bà con xuống giống. Như năm ngoái, vụ tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 4 tạ/sào, năm nay bà con chưa thu hoạch xong nhưng ước tính vẫn đạt cao hơn nhiều so với các năm”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.

Gần 1 tháng rưỡi qua (4/5 đến 17/6/2013) tại tỉnh Nghệ An đã có gần 60 ha tôm thẻ chân trắng ở 13 vùng nuôi tôm thuộc 3 huyện, thành đã dính các loại bệnh: Đốm trắng, Taura và hoại tử gan tụy. Trước tình hình đó, nhiều hộ dân đã thu tôm bán non vớt vát lại vốn.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.

Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.

Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.