Đông Tiến Bội Thu Vụ Lúa

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.
Với địa hình đồi dốc, bà con nơi đây sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên việc cần có nguồn nước đầy đủ là cả vấn đề lớn.
Trước đây, bà con trong xã chỉ sống trông chờ vào nguồn nước trời, ai sống dọc bờ sông Do (suối Thị), thì may ra còn có nguồn nước sinh hoạt quanh năm, nhưng nếu vào mùa mưa thì tình hình lụt lội là không tránh khỏi. Do tập tục sống tập trung của người đồng bào nên họ đã giúp nhau đắp đập be bờ, và tận dụng lợi thế nguồn nước.
Khoảng năm 1984 bà con bắt đầu làm ruộng lúa nước và so với lúa nương thì nhìn chung bà con vẫn có ăn hơn và cứ như thế dần dần ruộng lúa nước được nhân rộng. Mặc dù vậy nhưng cả một quá trình dài, bà con chỉ canh tác phụ thuộc vào nước trời.
Từ năm 1997, kênh mương nội đồng mới được chú trọng, với các chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, bà con được tham gia nhiều lớp tập huấn trồng trọt và chăn nuôi, kênh mương được mở rộng, hỗ trợ vốn, nên đời sống được nâng cao.
Anh Mang Đội - nông dân xã Đông Tiến cho biết: “Trung bình mỗi sào của vụ này, trừ chi phí chúng tôi cũng có lãi khoảng 2,5 triệu đồng. Nguồn nước hiện đang rất đầy đủ và ổn định cho bà con tiếp tục gieo sạ vụ sau”.
Với 5, 98 km kênh mương nội đồng (đạt tiêu chí thứ 3 trong chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2012), nguồn nước dẫn từ đập Đan Sách về, kênh mương thường xuyên được nạo vét, tu bổ, số kênh mương được kiêng cố hóa là 2,08 km, nên nguồn nước nơi đây rất dồi dào đảm bảo cho bà con canh tác. Ngoài ra còn có con sông Do chảy qua giữa làng Đông Tiến tạo nên một bức tranh sinh động.
Ông K’ Văn Góa cho biết thêm: “Chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con tăng gia sản xuất, đảm bảo thêm nguồn lương thực cung cấp tại chỗ. Từ khi kênh mương nội đồng được mở rộng, thì ruộng lúa nước được sản xuất 3 vụ/ năm.
Có năm cũng cho ruộng nghỉ bớt một vụ, để đất được cày ải, đảm bảo cho vụ tiếp theo tốt hơn. Và vụ lúa này được mùa cũng là một phần do vụ đông xuân chúng tôi không để bà con xuống giống. Như năm ngoái, vụ tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 4 tạ/sào, năm nay bà con chưa thu hoạch xong nhưng ước tính vẫn đạt cao hơn nhiều so với các năm”.
Có thể bạn quan tâm

Qua kiểm tra, phần lớn các cơ sở đều chấp hành các quy định của pháp luật, tuy nhiên, đoàn cũng đã nhắc nhở 4 cơ sở cần phải thường xuyên kiểm tra lại hàng hóa, kịp thời phát hiện các mặt hàng đã hết hạn sử dụng để tiêu hủy hoặc trả về cho doanh nghiệp, đồng thời niêm yết giá đúng theo thị trường, mua bán phải xuất hóa đơn, chứng từ rõ ràng, tránh mua bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đang liên kết tiêu thụ với Siêu thị Vinafood Mart TP.Cao Lãnh với số lượng 30 - 50kg rau củ an toàn các loại mỗi ngày. Đồng thời, đơn vị cũng hướng đến hợp đồng cung cấp nông sản cho Siêu thị Coop Mart TP.Hồ Chí Minh với số lượng vài chục kí rau màu mỗi ngày.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp, giá cao su xuất khẩu giảm, đặc biệt, tại các thị trường chủ lực giảm mạnh cả khối lượng lẫn giá trị. Làm gì để “cứu” giá cao su xuất khẩu là vấn đề bức xúc hiện nay.

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.