Đồng Tháp trồng cóc Thái thu nhập cao

Hiện thị trường TPHCM và các tỉnh ĐBSCL rất chuộng mua cóc Thái để làm dưa chua; do đó sản lượng cóc không đủ bán.
Ông Nguyễn Hồng Tuyền, ở xã Hòa An tiết lộ, bình quân 1 cây cóc Thái dù rất thấp bé nhưng cho trái sai oằn và giúp nông dân thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/năm. Vì vậy, chỉ cần trồng vài công cóc Thái là sống khỏe. Đối với những hộ trồng bán giống thì được giá 4.000 đồng/cây.
Tại xã Hòa An, nhiều hộ sản xuất khoảng 100.000 cây giống/năm kiếm được hơn 150 triệu đồng, cao gấp nhiều lần trồng lúa…
Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Nguyễn Thị Thạch ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều. Hiệu quả là tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng giống cây mắc ca tại các cơ sở gieo ươm, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, nguồn giống tại các cơ sở này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dân mua giống về trồng.
Tốt nghiệp Trung cấp cơ khí và là thợ sửa chữa máy trong thời bao cấp nhưng ông Đoàn Đắc Miên tại xã Sơn Nguyên - huyện Sơn Hòa – tỉnh Phú Yên được biết đến với tên gọi là ông Miên “mía”. Biệt danh Miên “mía” gắn chặt với cuộc đời lão nông tri điền này đã hơn 20 năm.

Phát huy sự năng động của tuổi trẻ, anh Nguyễn Xuân Liêm (ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã thành công trong việc trồng bưởi da xanh.

Trái cây của vùng ĐBSCL tuy có năng suất, sản lượng đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu.