Đồng Tháp Triển Khai Chiến Dịch Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện ở các địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/7/2015.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền việc thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp các đoàn thể, đơn vị chức năng của tỉnh, triển khai thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc vườn cây; thu gom, tiêu hủy các cành, bông bị nhiễm bệnh đã cắt; bón phân, tưới nước theo đúng kỹ thuật và thời vụ; phun thuốc trừ nhện lông nhung khi cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.