Đồng Tháp Triển Khai Chiến Dịch Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện ở các địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/7/2015.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền việc thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp các đoàn thể, đơn vị chức năng của tỉnh, triển khai thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc vườn cây; thu gom, tiêu hủy các cành, bông bị nhiễm bệnh đã cắt; bón phân, tưới nước theo đúng kỹ thuật và thời vụ; phun thuốc trừ nhện lông nhung khi cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang vừa đến huyện Châu Phú và An Phú khảo sát tình hình nông dân đăng ký nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.