Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung củng cố và nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết như doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và nông dân. Với quan điểm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, tỉnh thường xuyên tiếp xúc và giải quyết các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho 8 dự án đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn với tổng đầu tư 734 tỷ đồng, đề xuất 2 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo và cá tra, bước đầu đã khơi thông nguồn vốn sản xuất cho doanh nghiệp.
Tỉnh đã triển khai kế hoạch chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012, củng cố và phát triển 14 HTX và 2 Tổ hợp tác gắn với xây dựng thương hiệu; phối hợp với Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp bồi dưỡng kiến thức cho 47 cán bộ HTX, tổ chức 47 lớp dạy nghề nông thôn cho 1.222 nông dân.
Ngoài ra, tỉnh đã cụ thể hóa các chính sách khuyến khích hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn; tổ chức các hình thức liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân; doanh nghiệp - trang trại nông nghiệp; xây dựng mô hình Chi bộ Đảng, Hội Nông dân trong cánh đồng liên kết; hỗ trợ xúc tiến thương mại và khuyến khích sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chuyên sâu...
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.

Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị), nhiều người dân đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, trong đó, hợp tác xã (HTX) Thống Nhất (khu phố 4, thị trấn Cam Lộ) là đơn vị tiên phong với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, những hộ nuôi vịt đẻ trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây đứng ngồi không yên vì giá trứng vịt giống giảm. Nhiều người đã phải bán đi đàn vịt đẻ của mình vì thua lỗ.

Qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu, mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, xây dựng ngành theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường đang có hướng đi mang tính khả thi cao, từng bước gỡ khó cho thủy sản.