Đồng Tháp Tổ Chức Lại Ngành Hàng Cá Tra Theo Nghị Định 36

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (có hiệu lực từ ngày 20/6/2014) đến tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp xác định sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của tỉnh nên việc triển khai thực hiện "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" và tổ chức lại ngành hàng cá tra theo Nghị định 36 là phù hợp.
Ủy ban Nhân dân chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Công Thương tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; tăng cường quảng bá, tiềm kiếm thị trường... nhằm tạo giá trị gia tăng cho ngành hàng cá tra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Sở phải hướng dẫn nông dân sản xuất cá tra nguyên liệu theo quy trình, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm để cải thiện các chuỗi giá trị ngành hàng cá tra.
Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp, một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp."
Hiện tại, toàn tỉnh có gần 2.000ha diện tích nuôi cá tra ổn định theo quy hoạch, với sản lượng đạt khoảng 400.000 tấn/năm.
Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh được tập trung ở các vùng nuôi khép kín (nuôi-chế biến) của 36 doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng, chiếm tỷ lệ gần 65% tổng diện tích nuôi.
Các doanh nghiệp có diện tích nuôi khép kín lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Docifish...
Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất-tiêu thụ cá tra từng bước được củng cố, xác lập và có bước phát triển mới, các hộ nuôi riêng lẻ cũng đã thực hiện liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung cấp thức ăn thủy sản, với tỷ lệ đạt gần 88%. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra tổ chức lại sản xuất, thực hiện theo Nghị định 36 trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn băn khoăn đối với quy định là doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội cá tra để đảm bảo điều kiện xuất khẩu, nhưng hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp phải được bảo mật nên điều khoản này sẽ khó khả thi.
Mặc khác, doanh nghiệp cũng lo ngại khi áp dụng thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá tra sẽ tạo ra gánh nặng đối với doanh nghiệp và đề nghị lùi thời gian áp dụng Nghị định để hoàn chỉnh các nội dung theo yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.