Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài
Ngày đăng: 22/08/2015

Là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có diện tích trồng xoài trên 9.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh. Trong đó diện tích đang cho trái là 8.375ha, sản lượng bình quân 87.480 tấn/năm, giống xoàichủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu.

Nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng xoài tỉnh nhà, hội thảo tập trung bàn về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất xoài; có nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xoài, đây là điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài. Tuy nhiên, thời gian qua, địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp, cơ sở chế biến xoài để tạo ra nhiều sản phẩm từ nông sản này; quy mô sản xuất của từng hộ còn nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của nhà vườn (xử lý để thu hoạch trái) vẫn chạy theo giá thị trường; diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều do chi phí chứng nhận cao; thị trường tiêu thụ xoài không ổn định...

Hội thảo đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, tiêu thụ. Chủ trì hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành chuyên môn hỗ trợ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường; tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, chủ vựa kinh doanh, tiêu thụ xoài theo chính sách chung của Trung ương ban hành, đồng thời hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh; có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ các HTX trong khâu mở rộng các dịch vụ canh tác...

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Bí thư Lê Minh Hoan đề nghị các ngành chuyên môn phải xem xét lại thị trường chính của mặt hàng nông sản địa phương, từ đó xây dựng phân khúc thị trường và có hướng xây dựng kỹ thuật sản xuất phù hợp, hiệu quả; chú trọng việc nâng cao vai trò quản trị của các HTX. Bí thư nhấn mạnh, việc xây dựng chữ tín, lòng tin của HTX đối với xã viên, HTX với doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, sống còn của sản phẩm nông sản tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Anh Khiêm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Gà Anh Khiêm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Gà

Từ một người nông dân lam lũ, anh Nguyễn Xuân Khiêm ở thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) đã vươn lên làm giàu, nhờ sự tính toán năng động, đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

16/12/2013
Cá Chết Hàng Loạt Trên Thượng Nguồn Sông Bưởi Cá Chết Hàng Loạt Trên Thượng Nguồn Sông Bưởi

Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.

16/12/2013
Thưởng Thức Đặc Sản Tam Giang - Cầu Hai Thưởng Thức Đặc Sản Tam Giang - Cầu Hai

Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.

16/12/2013
Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.

16/12/2013
Củ Hành Tím Được Mùa, Được Giá Củ Hành Tím Được Mùa, Được Giá

Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.

16/12/2013