Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, tỉnh đang phối hợp với Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thực hiện đề tài Xây dựng mô hình sản xuất giống cá tra chất lượng cao theo hướng VietGAP, hiệu quả bền vững trên vùng nuôi cá tra giống tại huyện Hồng Ngự với kinh phí 1,8 tỷ đồng.
Để thực hiện đề tài, huyện Hồng Ngự đã chọn các hộ sản xuất cá tra bột, cá tra giống và các hộ ương nuôi tại xã Phú Thuận A, Phú Thuận B, vùng nuôi cá tra tập trung của huyện thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thời gian thực hiện đề tài trong hai năm 2014 - 2015, với mục tiêu xây dựng 03 mô hình quản lý áp dụng thực hành tốt hơn cho trại sản xuất cá tra bột và ương cá giống, khai thác chất lượng đàn cá hậu bị do Bộ Nông nghiệp và PTNT chuyển giao cho địa phương trước đó, hướng tới tỷ lệ thành thục đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trên 80% và nở trên 75% và tỷ lệ sống sau 3 tháng ương nuôi đạt 25 - 30%. Trong suốt quá trình ương nuôi, không sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm.
Cá tra giống huyện Hồng Ngự đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Đây là nền tảng quan trọng để huyện Hồng Ngự nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung tiếp tục phát huy - từng bước đồng bộ và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra giống. Bên cạnh đó, để chuẩn hóa qui trình sản xuất ngay từ đầu vào, ngành nông nghiệp địa phương đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn cải tiến chất lượng cá bố mẹ.
Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, người nuôi cá tra giống huyện Hồng Ngự đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và cho cá nhân giống theo ý muốn, làm chủ được công nghệ, từ 2 - 3 ngày có thể sản xuất được 100 - 200 nghìn cá tra bột. Đến nay, gần 50% các cơ sở sản xuất cá bột đã có được con giống tốt. Đây chính là một bước tiến dài của nghề nuôi cá tra giống ở huyện Hồng Ngự.
Vừa qua, tỉnh Đồng Tháp cũng đã quy hoạch diện tích mặt nước nuôi cá tra đến năm 2015 là 1.500 ha với sản lượng 370.000 tấn; đến năm 2020 là 2.000 ha và sản lượng 500.000 tấn. Vùng nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn Đồng Tháp tập trung ở khu vực ven sông Tiền và cù lao tại các huyện Thanh Bình, Châu Thành, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, TX Hồng Ngự, TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh.
Đặc biệt là, các vùng nuôi cá tra nằm trong nội đồng gồm các huyện Tam Nông, Tân Hồng chỉ duy trì những ao nuôi đáp ứng điều kiện theo VietGAP, không phát triển thêm các ao nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.

Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.

Từ đầu năm đến nay, XK chè chưa có tháng nào thực sự “khởi sắc” khi lượng XK thường xuyên giảm, còn giá trị XK có tăng cũng chỉ “nhích” nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, so với 2013, cả năm 2014 lượng chè XK sẽ sụt giảm tới 10%, trong khi giá trị XK tăng khoảng 6%.