Đồng Tháp Phát Triển Cá Tra Theo Hướng Bền Vững

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Theo đó, nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động là đẩy mạnh tuyên truyền; rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất giống, nuôi, chế biến cá tra hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Đồng thời, thúc đẩy, xây dựng các mô hình dự án áp dụng VietGAP và hỗ trợ, khuyến khích người nuôi áp dụng theo chương trình. Trên tinh thần phát triển chung, tiến tới thực hiện cấp mã số ao nuôi, đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm nhằm kiểm soát diện tích, sản lượng cá tra.
Song song đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi, chế biến cá tra; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện giám sát chất lượng cá tra từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu...
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.

Kết hợp việc ứng dụng nấm xanh Ometar cùng mô hình trồng hoa bờ ruộng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cây lúa

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 800 ha trồng ớt, nhiều nhất là ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Thị xã Gò Công với nhiều vùng chuyên canh như Bình Ninh, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Vĩnh Hựu...

Những ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp rộ lên thông tin có thương lái nước ngoài thu gom chuối để xuất khẩu với số lượng không giới hạn làm cho giá chuối tăng vọt, nhiều nhà vườn rất phấn khởi vì chưa bao giờ trồng chuối lại lãi cao đến vậy.