Đồng Tháp Phát Triển Bền Vững Chuỗi Giá Trị Xoài

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.
Nhìn chung, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ xoài bắt đầu có tín hiệu khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên chưa đạt sự thỏa thuận cao trong hợp đồng mua bán sản phẩm xoài; thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ qua hợp đồng cũng còn rất hạn chế, do tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, chưa thống nhất về quy trình kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sơ chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đã khiến cho giá xoài luôn không ổn định, lợi nhuận của ngành hàng không cao, nông dân luôn đối mặt với nỗi lo “trúng mùa, mất giá”...
Tại hội thảo, các giải pháp nhằm nâng cao giá trị xoài được đặt ra, đó là việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất xoài với quy mô lớn, rải vụ, để đáp ứng về số lượng và chất lượng xoài theo từng thời điểm, theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường quảng bá thương hiệu xoài Đồng Tháp; cần có những biện pháp nâng cao giá trị giá tăng của sản phẩm xoài (xoài sấy dẻo, nước ép xoài); ngành hàng xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nên cần có những biện pháp cụ thể để phát triển bền vững của cây xoài.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

Sau 7 tháng gửi kiến nghị tới Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) kiến nghị sửa đổi quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, ngày 29/6/2015, NAFIQAD đã gửi Công văn số 1777/QLCL-CL1 tới Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ ủy quyền tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý kể từ ngày 02/7/2015.

Đi kèm với sản xuất giống, nuôi trồng, Tiền Giang hiện còn có rất nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô rất lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Đây là lợi thế không phải địa phương nào cũng có được.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) xuống giống 7.300ha lúa Thu đông. Trong tuần qua sâu bệnh trên lúa tăng mạnh lên 842ha (tăng 371ha so tuần trước). Nhiều nhất là rầy nâu 332ha, đáng lo là bệnh đạo ôn lá tới 208ha, tăng gần gấp 4 lần so tuần trước.