Đồng Tháp Phấn Đấu Sản Xuất 350.000 Tấn Cá Tra

Để đảm bảo ổn định nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch phát triển vùng cá tra lên 2.176 ha, đảm bảo sản lượng ổn định 350.000 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.
Năm 2011, do ảnh hưởng của lũ lớn nên diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp không đạt kế hoạch đề ra. Đến đầu tháng 12 năm nay, diện tích thả nuôi chỉ đạt 1.528,6 ha, bằng 64,43% kế hoạch. Đến thời điểm này, tổng diện tích thu hoạch khoảng trên 900 ha nhưng sản lượng đã đạt 341.884 tấn (bằng 113,96% kế hoạch năm 2011). Từ này đến cuối năm, lượng cá tra thương phẩm đang được tiếp tục thu hoạch, sản lượng cả năm ước tính sẽ vượt 350.000 tấn.
Theo Sở Công Thương Đồng Tháp, hiện các nhà máy biến cá tra đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sản xuất của ngành công nghiệp chế biến trong quý I năm 2012.
Trong những tháng đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp, trong khi giá thức ăn cùng với các chi phí khác đều tăng cao nên ở một số diện tích nuôi cá tra, sau khi thu hoạch người nuôi không tiếp tục thả nuôi, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, mưa lũ cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cá nên các nhà máy chế biến hoạt động chưa hết công suất do nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng từ 60 – 70% nhu cầu.
Tình hình trên có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong quý I năm 2012 mặc dù diện tích đang thả nuôi cá tra còn khá lớn nhưng chưa đến lứa. Để khắc phục, một số nhà máy chế biến trên địa bàn đã linh hoạt liên kết với người nuôi, tổ chức xây dựng vùng nuôi, thuê mướn ao nuôi hoặc thuê nuôi gia công để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.
Phấn đấu đạt 350.000 tấn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp cần thực hiện ngay trong thời gian tới để nâng cao sản lượng: hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch; công bố quy hoạch vùng sản xuất cá tra; khuyến khích đầu tư sản xuất theo hướng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thống kê tình hình sản xuất cá tra thương phẩm, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra thay thế đàn cá tra bố mẹ bị cận huyết hiện nay; xây dựng chương trình nuôi cá tra bền vững theo quy chuẩn BMP, VietGAP...
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, số ngày bám biển của bà con ngư dân bình quân đạt từ 19-25 ngày/tháng đối với tàu khai thác ven bờ; 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác đạt hơn 11.800 tấn, tăng trên 4% so với cùng kỳ.

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.

Vào những ngày giữa tháng Ba, trên nhiều cánh đồng ở các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa, chúng tôi bắt gặp không khí lao động hăng say, sôi nổi của bà con nông dân đang thu hoạch lúa.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu cùng với lãnh đạo xã Thanh Phước vừa tổ chức lễ trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Rỗng Tượng.