Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông

Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông
Ngày đăng: 09/09/2014

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết, hiện nước lũ thượng nguồn sông Mê Kông và trên hệ thống sông rạch vùng thượng nguồn đã lên nhanh và cao hơn cùng kỳ năm rồi từ 0,5 - 1m. Nhiều nơi lũ đã vượt mức báo động 1 sớm hơn cùng kỳ gần 1 tháng.

“Nước chụp” quá nhanh và bất ngờ ở đê bao khu 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cũng đã làm mất trắng gần 78ha lúa và gần 61ha khác chỉ thu hoạch được hơn 50% năng suất. Nhiều tiểu vùng đê bao khác đã và đang bị nước lũ uy hiếp.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 195 ngàn ha/198ha lúa hè thu. Hiện nay, còn gần 3 ngàn ha đang chuẩn bị thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông sớm đã xuống giống, trong đó nhiều diện tích có nguy cơ bị ngập úng do nước lũ tràn về.

Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết: “Lũ năm nay không bất thường nhưng mực nước cao hơn cùng thời điểm năm rồi và nhiều năm trước đó. Chúng tôi đã bố trí cán bộ kỹ thuật túc trực và làm bản tin thủy văn hàng ngày, cộng tác cùng các cơ quan truyền thông để thông tin hàng ngày cho nhân dân biết.

Dự báo trong những tháng cuối năm, thời tiết, thủy văn sẽ còn diễn biến phức tạp, triều cường cao nhất sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10 và có khả năng xảy ra triều cường kết hợp với lũ thượng nguồn, mưa tại chỗ, gió sẽ làm cho mực nước tiếp tục lên cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã đến khảo sát một số khu vực xung yếu ở huyện Tân Hồng và Tam Nông.

Qua đó, Chủ tịch UBND chỉ đạo các ngành, các địa phương cần triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với lũ sớm và triều cường; tiến hành gia cố các tuyến đê bao; vận động nông dân chủ động đắp chắn các máng bơm nước, không để nước lũ tràn vào gây thiệt hại cho cây lúa, khẩn trương thu hoạch dứt điểm diện tích lúa hè thu trước khi nước lũ dâng cao.

Đồng thời, các địa phương phải đặc biệt chú ý tình hình sạt lở bờ sông, sạt lở cụm, tuyến dân cư đang diễn ra phức tạp, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.

Lãnh đạo huyện Tân Hồng cho biết, theo kế hoạch huyện gieo sạ 8.665ha lúa thu đông, đến thời điểm này đã xuống giống trên 6.500ha, đạt trên 75% kế hoạch, tập trung tại các xã Tân Công Chí, Tân Phước và Tân Thành A, B. Mặc dù địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân chỉ sản xuất ở vùng có đê bao ăn chắc nhưng nông dân cũng tự phát xuống giống khoảng hơn 400 ha trong các đê bao chưa an toàn. Hiện hầu hết diện tích lúa vụ 3 chưa bị lũ đe dọa, tuy nhiên, có một số đoạn đê bao còn yếu, huyện đang tích cực kiểm tra, gia cố.

Huyện Tam Nông đã cơ bản thu hoạch dứt điểm lúa hè thu, đồng thời xuống giống lúa thu đông hơn 4.000/9.600ha theo kế hoạch, dự kiến chậm nhất đến ngày 10/9 sẽ xuống giống dứt điểm. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, ngoài tập trung bảo vệ an toàn cho diện tích lúa thu đông vào giai đoạn chính vụ, huyện cũng đang hướng đến giảm dần diện tích lúa thu đông, thay vào đó là trồng các cây màu phù hợp để tập trung cho vụ đông xuân và hè thu.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông đa canh vườn cây ăn trái, không bao giờ lo thất thu Lão nông đa canh vườn cây ăn trái, không bao giờ lo thất thu

Ông Lương Văn Bảy, 57 tuổi ở ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang là nông dân SXKD giỏi nhờ năng động, sáng tạo và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi

06/04/2018
'U60' vẫn làm ra tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ba ba sinh sản 'U60' vẫn làm ra tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ba ba sinh sản

Mặc dù đã bước sang tuổi 65, nhưng ông Phạm Bá Trung (Hải Dương) vẫn đang làm ra cả tỷ đồng mỗi năm từ nghề nuôi ba ba sinh sản.

06/04/2018
Kỹ sư gần 30 năm dạy nông dân nuôi cá chình làm giàu Kỹ sư gần 30 năm dạy nông dân nuôi cá chình làm giàu

Nhờ sự hướng dẫn của kỹ sư Phan Văn Hùng, mà cá chình của nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.

10/04/2018
Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm

Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.

12/04/2018
Mô hình nuôi gà sao trên đất Tây Đô, lãi 250-300 triệu đồng/năm Mô hình nuôi gà sao trên đất Tây Đô, lãi 250-300 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Hữu Vinh đã nhân giống, mở rộng được quy mô đàn lên hàng nghìn con gà sao kết hợp nuôi vịt trời, chim trĩ, heo rừng…, lãi 250 - 300 triệu đồng/năm.

13/04/2018