Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cá tra
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu khái quát với đoàn về vị trí địa lý; tình hình phát triển kinh tế của tỉnh; các nội dung về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, giới thiệu cụ thể về tiềm năng phát triển của ngành hàng cá tra gồm: thực trạng đầu vào; tiềm năng thị trường; cơ cấu diện tích vùng nuôi; công nghiệp chế biến cá tra.
TS Flavio Corsin - Giám đốc IDH đánh giá cao thực trạng phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp với vị thế dẫn đầu cả nước về xuất khẩu cũng như diện tích thả nuôi. Phía IDH mong muốn được hợp tác với tỉnh trong tất cả các lĩnh vực thuộc về ngành hàng cá tra; cùng với đó sẽ hỗ trợ 40% kinh phí cho tỉnh trong việc xây dựng thực hiện và ứng dụng công nghệ trong sản xuất cá tra.
Dịp này, Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam thông tin với tỉnh về chương trình hợp tác công tư “Hỗ trợ phát triển bền vững cá tra Đồng Tháp”. Theo đó, chương trình hợp tác này tập trung vào 4 điểm chính: xây dựng hệ thống thông tin ngành cá tra Đồng Tháp; quy hoạch và quản lý vùng nuôi theo chứng nhận của Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA); xử lý môi trường; xây dựng thông tin cảnh báo và hệ thống giám sát, xây dựng thương hiệu kết hợp với du lịch sinh thái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng đánh giá cao về Chương trình hợp tác công tư trong lĩnh vực cá tra. Đồng thời, mong muốn Tổ chức IDH sẽ là cầu nối để ngành cá tra của tỉnh được kết nối với doanh nghiệp quốc tế nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, hỗ trợ cho tỉnh về cải thiện chất lượng giống nuôi và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho cá tra. Phó Chủ tịch đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh thuộc ngành cá tra để có thể xác định mục tiêu hợp tác cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…

Những năm qua, huyện Thới Bình đã mở rộng nhiều mô hình sản xuất mới để giúp nông dân có cuộc sống ổn định, trong đó, mô hình trồng nấm rơm ở xã Thới Bình được xem là hiệu quả nhất, bởi vốn đầu tư ít, mau thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.

Theo ước tính của người nông dân, bình quân, mỗi ha cho gần 57 tạ, có nơi đạt 63 tạ, cao hơn các năm trước 5-7 tạ/ha. Tuy nhiên, nông dân miền Trung đang lo lắng khi giá lúa thấp từng ngày.