Đồng Tháp: Năm 2014, Xây Dựng Mô Hình Thí Điểm Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn, Cá Điêu Hồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương vừa ký Quyết định phê duyệt 2 Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân). Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhãn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt chuẩn mực về an toàn thực phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
HTX cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) là nơi thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Dự án này có quy mô khoảng 50 lồng, bè nuôi cá điêu hồng. Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Theo Quyết định, Sở Công Thương là chủ 2 dự án trên. Cả hai dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ