Đồng Tháp Không Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 1/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng có buổi làm việc về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng và cá chạch sụn ở Đồng Tháp.
Hiện nay, việc người dân sử dụng nguồn nước ngầm với số lượng lớn để nuôi tôm thẻ chân trắng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm tự nhiên cũng như nguy cơ sụt lún ở địa phương.
Do đó, ông Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo, nghiêm cấm các trường hợp tự ý khoan giếng trái phép phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng, Chi cục Thủy sản cần theo sát tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, quản lý chặt vấn đề con giống và dịch bệnh, không để phát triển thêm diện tích thả nuôi.
Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.
Có thể bạn quan tâm

Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.

Mặt dù giá tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330 ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường sắp tới đây vẫn không được nhiều.