Đồng Tháp Không Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 1/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng có buổi làm việc về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng và cá chạch sụn ở Đồng Tháp.
Hiện nay, việc người dân sử dụng nguồn nước ngầm với số lượng lớn để nuôi tôm thẻ chân trắng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm tự nhiên cũng như nguy cơ sụt lún ở địa phương.
Do đó, ông Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo, nghiêm cấm các trường hợp tự ý khoan giếng trái phép phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng, Chi cục Thủy sản cần theo sát tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, quản lý chặt vấn đề con giống và dịch bệnh, không để phát triển thêm diện tích thả nuôi.
Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho nông dân. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà để chuyển giao kỹ thuật rộng rãi, bởi nuôi kỳ đà có nhiều triển vọng.

Nắng tháng năm trên vùng đất Tây Nguyên dường như nóng hơn bởi cơn sốt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu của nhiều hộ dân.

70 cán bộ hội ND, trong đó có 40 cán bộ chủ chốt hội cơ sở trong tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017 vừa được Trường Cán bộ Hội ND triệu tập để trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của hội năm 2012.

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.