Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, tại Trạm Khuyến nông Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp tiến hành giao con giống, vật tư cho nông dân thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 5.000 con/7 hộ tham gia (từ 500 - 1.000 con/hộ).
Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 15% thức ăn 02 giai đoạn 0-3 và 4-10 tuần tuổi, 100% chế phẩm sinh học (BALASA) để làm đệm lót.
Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20 mét, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng con giống tốt.
Trước khi nhận giống và vật tư người chăn nuôi được hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình tiêm phòng các loại bệnh,...
Con giống sử dụng trong chương trình là giống vịt Supper Meat của Trại Vịt giống VIGOVA - Phân Viện chăn nuôi Nam bộ (Viện Chăn nuôi), có giấy chứng nhận tiêm phòng cúm gia cầm đàn bố mẹ, giấy chứng nhân trại an toàn dịch bệnh và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh.
Mô hình này góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi chạy đồng truyền thống chuyển sang nuôi tập trung có kiểm soát, cung cấp thịt cho nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm của công ty Huỳnh gia Huynh đệ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dung.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.

Ông Claudio Karjalaimen- Giám đốc Công ty Tư vấn Finnsea tại Phần Lan cho biết, Phần Lan không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người 46.178 USD/năm; nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng nông - thủy sản chiếm tới 18 - 20% thu nhập; mà còn là cửa ngõ quan trọng và thuận lợi để hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường Bắc Âu.

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.