Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, tại Trạm Khuyến nông Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp tiến hành giao con giống, vật tư cho nông dân thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 5.000 con/7 hộ tham gia (từ 500 - 1.000 con/hộ).
Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 15% thức ăn 02 giai đoạn 0-3 và 4-10 tuần tuổi, 100% chế phẩm sinh học (BALASA) để làm đệm lót.
Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20 mét, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng con giống tốt.
Trước khi nhận giống và vật tư người chăn nuôi được hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình tiêm phòng các loại bệnh,...
Con giống sử dụng trong chương trình là giống vịt Supper Meat của Trại Vịt giống VIGOVA - Phân Viện chăn nuôi Nam bộ (Viện Chăn nuôi), có giấy chứng nhận tiêm phòng cúm gia cầm đàn bố mẹ, giấy chứng nhân trại an toàn dịch bệnh và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh.
Mô hình này góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi chạy đồng truyền thống chuyển sang nuôi tập trung có kiểm soát, cung cấp thịt cho nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm của công ty Huỳnh gia Huynh đệ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dung.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến.

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm