Đông Thạnh Thoát Nghèo Nhờ Cây Trái

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.
Ông Nguyễn Phước Thảo- Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Khi xây dựng NTM, số hộ nghèo ở Đông Thạnh còn khá cao (12,62%), thu nhập bình quân đầu người của xã còn thấp so với mức bình quân của tỉnh, chỉ mới đạt 10,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia chỉ đạt 72%... Tuy vậy, Đông Thạnh có điểm nổi bật là đã cơ bản xóa xong nhà tre lá, đồng thời nâng tỉ lệ nhà bán kiên cố, kiên cố lên 70%. Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy, xã Đông Thạnh đạt được 14 tiêu chí NTM”.
Hiện tại, trục đường giao thông chính ở Đông Thạnh đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện cả 2 mùa mưa, nắng. Ông Nguyễn Văn Ba Na- Phó chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Xã xác định phải tập trung phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, gắn với đê bao, thủy lợi nhằm phát huy lợi thế vườn cây ăn trái”.
Theo đó, Đông Thạnh đã huy động sức dân xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến giao thông nông thôn trọng điểm với tổng chiều dài trên 40km, nạo vét các tuyến kênh trên toàn xã, khép kín ruộng vườn phục vụ sản xuất trên diện tích 2.000ha. Đây chính là nền tảng để xã phát huy lợi thế, mở rộng vùng chuyên canh cây ăn trái”.
Tại thời điểm này, Đông Thạnh có 830ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là cam, quýt, sầu riêng, măng cụt, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn trái cây các loại.
Để đạt mục tiêu xây dựng NTM, Đông Thạnh đang tập trung chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại “Sáng, xanh, sạch, đẹp” và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; vận động nhân dân trồng cây xanh ở các tuyến đường chính của xã để tạo diện mạo, cảnh quan mới cho địa phương; tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập; vận động 2.013 hộ làm hàng rào, cột cờ, làm sạch cảnh quan, môi trường để đạt được mục tiêu xã NTM vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Nhanh tay cấy nốt diện tích lúa của gia đình, chị Nguyễn Thị Minh, xã Nghĩa Thái (Nghĩa Hưng) cho biết: Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân, gia đình tôi tiến hành làm đất, vì vậy có thể cấy lúa mùa sớm nhằm tạo quỹ đất cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm. Cũng như gia đình chị Minh, đến thời điểm này, gia đình anh Vũ Văn Hải, xã Hải Tây (Hải Hậu) cũng đã hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa.

"Sáng cấy, chiều gặt” là câu nói vui của diêm dân về nghề sản xuất muối nhưng ẩn giấu trong đó bao nỗi nhọc nhằn.

Với 72km bờ biển, những năm qua kinh tế biển đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản cả về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản. Sự phát triển của ngành kinh tế biển còn góp phần quan trọng vào công cuộc giữ gìn chủ quyền, an ninh trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.

Mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang mà người dân gọi là lúa siêu sạch, đang giúp nhiều nhà nông hạ giá thành sản xuất, ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập.