Đông Thạnh Thoát Nghèo Nhờ Cây Trái

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.
Ông Nguyễn Phước Thảo- Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Khi xây dựng NTM, số hộ nghèo ở Đông Thạnh còn khá cao (12,62%), thu nhập bình quân đầu người của xã còn thấp so với mức bình quân của tỉnh, chỉ mới đạt 10,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia chỉ đạt 72%... Tuy vậy, Đông Thạnh có điểm nổi bật là đã cơ bản xóa xong nhà tre lá, đồng thời nâng tỉ lệ nhà bán kiên cố, kiên cố lên 70%. Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy, xã Đông Thạnh đạt được 14 tiêu chí NTM”.
Hiện tại, trục đường giao thông chính ở Đông Thạnh đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện cả 2 mùa mưa, nắng. Ông Nguyễn Văn Ba Na- Phó chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Xã xác định phải tập trung phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, gắn với đê bao, thủy lợi nhằm phát huy lợi thế vườn cây ăn trái”.
Theo đó, Đông Thạnh đã huy động sức dân xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến giao thông nông thôn trọng điểm với tổng chiều dài trên 40km, nạo vét các tuyến kênh trên toàn xã, khép kín ruộng vườn phục vụ sản xuất trên diện tích 2.000ha. Đây chính là nền tảng để xã phát huy lợi thế, mở rộng vùng chuyên canh cây ăn trái”.
Tại thời điểm này, Đông Thạnh có 830ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là cam, quýt, sầu riêng, măng cụt, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn trái cây các loại.
Để đạt mục tiêu xây dựng NTM, Đông Thạnh đang tập trung chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại “Sáng, xanh, sạch, đẹp” và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; vận động nhân dân trồng cây xanh ở các tuyến đường chính của xã để tạo diện mạo, cảnh quan mới cho địa phương; tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập; vận động 2.013 hộ làm hàng rào, cột cờ, làm sạch cảnh quan, môi trường để đạt được mục tiêu xã NTM vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

So với cùng kỳ năm trước, giá chè XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 1.693 USD/tấn, tăng 6,03%. Khối lượng chè XK sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 67,64% về khối lượng và tăng 94,40% về giá trị. Trái ngược với tình trạng đó, XK chè sang Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 57,16% về khối lượng và giảm 58,28% về giá trị.

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.