Đông Thạnh Thoát Nghèo Nhờ Cây Trái

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.
Ông Nguyễn Phước Thảo- Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Khi xây dựng NTM, số hộ nghèo ở Đông Thạnh còn khá cao (12,62%), thu nhập bình quân đầu người của xã còn thấp so với mức bình quân của tỉnh, chỉ mới đạt 10,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia chỉ đạt 72%... Tuy vậy, Đông Thạnh có điểm nổi bật là đã cơ bản xóa xong nhà tre lá, đồng thời nâng tỉ lệ nhà bán kiên cố, kiên cố lên 70%. Kết quả rà soát sơ bộ cho thấy, xã Đông Thạnh đạt được 14 tiêu chí NTM”.
Hiện tại, trục đường giao thông chính ở Đông Thạnh đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện cả 2 mùa mưa, nắng. Ông Nguyễn Văn Ba Na- Phó chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết: “Xã xác định phải tập trung phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, gắn với đê bao, thủy lợi nhằm phát huy lợi thế vườn cây ăn trái”.
Theo đó, Đông Thạnh đã huy động sức dân xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến giao thông nông thôn trọng điểm với tổng chiều dài trên 40km, nạo vét các tuyến kênh trên toàn xã, khép kín ruộng vườn phục vụ sản xuất trên diện tích 2.000ha. Đây chính là nền tảng để xã phát huy lợi thế, mở rộng vùng chuyên canh cây ăn trái”.
Tại thời điểm này, Đông Thạnh có 830ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là cam, quýt, sầu riêng, măng cụt, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn trái cây các loại.
Để đạt mục tiêu xây dựng NTM, Đông Thạnh đang tập trung chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại “Sáng, xanh, sạch, đẹp” và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; vận động nhân dân trồng cây xanh ở các tuyến đường chính của xã để tạo diện mạo, cảnh quan mới cho địa phương; tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập; vận động 2.013 hộ làm hàng rào, cột cờ, làm sạch cảnh quan, môi trường để đạt được mục tiêu xã NTM vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.

Những ngày qua, nhiều tiểu thương làm nghề thu mua chuối xuất khẩu tại huyện Hướng Hóa bị thu phí quá cao khi làm thủ tục thông quan qua nước bạn Lào tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam quýt tại xã Quang Thuận.

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang. Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.