Đông Thạnh gắng sức về đích đúng hẹn

Ông Nguyễn Phước Thảo, Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh, cho biết: Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay, bộ mặt nông thôn xã Đông Thạnh đã đổi thay hẳn: cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh; sản xuất phát triển góp phần đưa thu nhập hộ tăng cao, bền vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao, ngày càng hưởng thụ nhiều hơn về nét đẹp văn hóa làng quê với môi trường xanh, sạch; quy chế dân chủ cơ sở được mở rộng. Chính vì vậy, toàn Đảng, toàn dân địa phương đã quyết tâm gìn giữ, nâng chất những gì đạt được để nông thôn xã Đông Thạnh ngày một tươi sáng hơn.
Quá trình xây dựng NTM ở xã Đông Thạnh đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, mang về nguồn thu nhập cao, giúp cho đời sống người dân ngày một khấm khá. Đáng kể phải nói đến mô hình trồng chanh không hạt. Tính đến nay, toàn xã đã phát triển được 350ha chanh không hạt.
Trong đó, có khoảng hơn 30% vườn đã cho trái, mang thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, mô hình trồng cam sành cũng phát triển với trên 337ha, quýt tiều hơn 10ha. Ông Nguyễn Văn Chiến, thành viên Hợp tác xã Thạnh Phước, nói: “Từ hồi xây dựng xã NTM tới giờ, đường sá thông thương, lưu thông thuận tiện nên công việc làm vườn của bà con phất lên hẳn. Đường lộ nông thôn không còn lầy lội, xe thu mua có thể đến tận vườn thu hái trái, nông dân khỏe hẳn trong khâu thu hoạch trái cây”.
Với thế mạnh là kinh tế vườn, Ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (BQL) xã luôn chú tâm phát huy lợi thế này. Năm qua, xã đã kết hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ hơn 30.000 cây chanh không hạt và hướng dẫn bà con cải tạo 20ha vườn cây ăn trái kém hiệu quả.
Cán bộ kỹ thuật xã Đông Thạnh Đinh Quang Tuấn cho hay: “Quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, giúp người dân phát triển từ kinh tế vườn, BQL xã chỉ đạo 2 thành viên tổ kỹ thuật xây dựng kế hoạch vùng chuyên canh (mô hình mẫu) cây ăn trái quy mô 40ha tại ấp Thạnh Thuận. Đồng thời, vận động nhân dân cải tạo vườn cây ăn trái kém hiệu quả trồng những loại cây có giá trị với 96.000 cây các loại. Từ việc làm này, nhiều bà con phấn khởi vì có cơ hội phát triển ngay trên chính mảnh đất của mình”.
Các mô hình nở rộ, người dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia câu lạc bộ, tổ hợp tác và hợp tác xã để cùng nhau tiến bộ. Năm qua, 10 hợp tác xã, tổ hợp tác của xã được đánh giá phân loại tốt do hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên. Từ cách làm này mà tỷ lệ hộ nghèo của xã bị đẩy lùi xuống mức thấp với 4,2%, thu nhập trung bình của người dân tăng lên mức 25,63 triệu đồng/người/năm.
Mặc dù đạt được kết quả khả quan nhưng theo BQL xã, quá trình thực hiện vẫn bộc lộ nhiều khó khăn. Hiện tại, xã còn 2 tiêu chí chưa đạt. Đó là tiêu chí số 5 (trường học) và số 6 (cơ sở vật chất văn hóa). Nút thắt lớn khiến 2 tiêu chí này bị cản trở trên con đường về đích là nguồn vốn chưa phân bổ đủ để địa phương xúc tiến công trình.
Ông Thảo cho biết thêm: Xã còn 3 nhà văn hóa ấp chưa xây xong, cần khoảng 6 tỉ đồng xây dựng trụ sở mới hoàn thành tiêu chí số 6. Xã đã thực hiện xong phần giải phóng mặt bằng, tham mưu UBND huyện bố trí vốn. UBND huyện cũng đã có phương án là tìm nguồn kinh phí thực hiện công trình trước và bố trí vốn trả chậm trong năm 2016.
Cái khó lớn nhất của địa phương vẫn là tiêu chí số 5. Trong số 4 trường học của xã thì có đến 2 điểm đang thi công, 1 điểm chưa được xây dựng. Đáng ngại nhất là Trường Tiểu học Đông Thạnh 1 chỉ mới thi công được gần 50%. Tất cả nguồn vốn đều trông chờ vào sự đầu tư từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã có động thái để nhanh chóng rót vốn, giúp trường kịp hoàn thành tiến độ, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong quý III năm nay.
Ông Nguyễn Phước Thảo, Chủ tịch UBND xã, bộc bạch: “Để đạt chuẩn NTM trong năm nay, xã rất cần được cấp trên, các sở, ngành hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện tiêu chí xây dựng trường học và nhà văn hóa xã. Nếu được hỗ trợ thêm, Đông Thạnh có niềm tin sẽ về đích đúng hẹn”.
Có thể bạn quan tâm

Bình quân giá mỗi ký thiên lý từ 40.000- 45.000 đồng, vào thời điểm cuối năm có thể lên đến 65.000- 70.000 đồng. Trên 4.000 m2 trồng thiên lý, trừ chi phí, mỗi ngày còn lời trên 400.000 đồng.

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít

Ở Đăng Hà, chỉ cần có tiền, muốn mua, muốn sang nhượng bao nhiêu đất cao su cũng được. Tính đến tháng 4/2011, đã có 51 doanh nghiệp nhảy vào “xí” đất trồng cao su với tổng diện tích lên đến hơn 7.000ha. Trong khi đó, sự lạnh lùng, vô cảm của quan chức từ xã đến tỉnh khiến dân nghèo “hết đường nhờ cậy”.

Mùa khô năm 2012 được dự báo sẽ có nắng nóng kéo dài, khô hạn gay gắt. Khả năng cháy rừng rất lớn và xảy ra trên diện rộng. Hiện tại tỉnh An Giang đang triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong mùa khô năm nay.

Rong Nho (Caulerpa lentilifera) còn được gọi là trứng cá Hồi xanh (green caviar) hay nho biển (sea grapes) có thể dùng như một loại rau cao cấp. Công ty Trí Tín đã nuôi trồng thành công giống Rong nho này. Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng trong các món salad tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine…