Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa

Trong đó có 728 tàu công suất từ 250 CV đến 900 CV, chuyên khai thác, đánh bắt xa bờ; góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Sản lượng đánh bắt của đội tàu cá Tam Quan Bắc khoảng 12.000 tấn thủy sản các loại/năm.
Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, đội tàu của xã đã đánh bắt gần 15.000 tấn, đạt 111% kế hoạch năm.
Cùng với nghề khai thác thủy sản, nghề đóng tàu vỏ gỗ truyền thống ở Tam Quan Bắc không ngừng lớn mạnh và đã trở thành “mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Ông Trương Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: “Do đặc thù của vùng đất nên nghề đóng tàu thuyền ở đây được hình thành từ rất lâu, nhưng phát triển mạnh và tập trung nhất là từ năm 1998 đến nay, sau khi các khu vực bến bãi đóng tàu ở các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương, Hoài Thanh, Hoài Mỹ bị sóng biển gây sạt lở”.
Đến nay, ngoài Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (thuộc Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn), trên địa bàn xã hiện có 6 cơ sở chuyên sửa chữa và đóng mới tàu cá.
Bình quân hàng năm các cơ sở này đóng mới trên 250 tàu cá cho bà con ngư dân trong và ngoài tỉnh.
Riêng từ đầu năm đến nay, các cơ sở đã đóng mới 135 tàu, hạ thủy 85 tàu, cải hoán 40 tàu, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương, với mức thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên đã xuất hiện tình trạng lợn nhiễm bệnh tai xanh, chỉ sau vài ngày số lợn bị bệnh đã lên đến gần 200 con.

Nhờ sử dụng nguồn nước thải từ bể biogas tưới cho cây trồng, chi phí đầu vào giảm, giá sản phẩm tăng, nông dân huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có vườn màu thu lãi cao.

Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nam bộ, đỉnh lũ năm 2015 trên sông Cửu Long đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Hơn 20 năm chuyển dịch cơ cấu SX, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ phù hợp với điều kiện sinh thái, đạt hiệu quả kinh tế cao.